Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ-SU CHRIST
SỰ THẬT VÀ SỰ GIẢ DỐI

(BÀI GIẢNG SỐ 5 CỦA SÁCH Ê-SAI CHƯƠNG 53)
CHRIST’S SUFFERING – THE TRUE AND THE FALSE
(SERMON NUMBER 5 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 17 tháng 3 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, March 17, 2013

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ” (Ê-sai 53:4).


Phần đầu của đoạn văn chúng ta nói rằng Chúa Giê-su “người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta.” Phần của câu nầy đã được trích dẫn lại trong Tân Ước, trong sách Ma-thi-ơ 8:17,

“Vậy cho được ứng nghiệm lời của đấng tiên tri [Ê-sai] đã nói rằng: Chính Ngài đã lấy tật nguyền của chúng ta, và gánh bệnh hoạn của chúng ta” (Ma-thi-ơ 8:17).

Ma-thi-ơ 8:17 được ứng dụng nhiều hơn là lời nói trong tiên tri Ê-sai 53:4. Tiến Sĩ Edward J. Young nói, “Lời được nhắc đến trong Ma-thi-ơ 8:17 là thích đáng, hình ảnh của sự đau ốm ở đây ám chỉ đến chính tội lổi, câu nầy cũng bao hàm đến sự suy nghĩ về sự thanh tẩy những hậu quả của tội lổi. Sự đau ốm là bạn không thể tách rời với tội lổi” (Edward J. Young, Ph.D., Sách Tiên Tri Ê-sai, Công Ty Xuất Bản William B. Eerdmans, quyển 3, trang 345).

Trong Ma-thi-ơ 8:17 sự chuộc tội có thể áp dụng đến sự chữa bệnh. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng đó chỉ là một sự ứng dụng được viết bởi Ma-thi-ơ, và nó không phải là nghĩa chính của đoạn văn chúng ta. Giáo sư “Hengstenberg đã diển tả rằng người đầy tớ [Christ] đã mang chính cái hậu quả của tội lổi, và giữa những sự bệnh hoạn và đau ốm của họ chiếm giữ một chổ nổi bật. Nó nên ghi chú rằng Ma-thi-ơ cân nhắc kỹ càng lệch hướng từ [tiếng Hê-bơ-rơ trong Ê-sai 53:4] … đến nhấn mạnh thực tế rằng Đấng Christ quả thật đã mang sự đau ốm của chúng ta” (trích dẩn trong Young, ibid, trang 345, chú thích 13).

Đọc cẩn thận bốn sách Phúc Âm cho thấy rằng Đấng Christ chữa lành sự đau ốm là bằng chứng Ngài có thể chữa trị linh hồn, bằng sự cứu rổi qua sự biến đổi. Thí dụ nầy có thể thấy trong câu chuyện mười người phung kêu gào cùng Chúa Giê-su rằng, “Lạy thầy, xin thương xót chúng tôi” (Lu-ca 17:13). Chúa Giê-su kêu họ đến Đền Thờ tỏ mình ra cùng các thầy tế lễ, và khi “họ đi, thì phung liền sạch” (Lu-ca 17:14). Thể xác họ được tẩy sạch bởi quyền năng của Đấng Christ; nhưng họ chưa được cứu. Chỉ có một người trở lại. Ông nhận được sự chửa lành tâm linh khỏi tội lổi của ông, trong sự biến đổi, khi ông trở lại với Chúa Giê-su, “sấp mặt xuống đất, nơi chân Đức Chúa Giê-su, mà tạ ơn Ngài” (Lu-ca 17:16). Ngài lại phán với ông rằng, “Đứng dậy đi, đức tin ngươi đã cứu ngươi” (Lu-ca 17:19). Rồi ngay lúc đó tâm linh ông đã được chữa lành cũng như thể xác của ông. Chúng ta thấy điều nầy trong nhiều phép lạ chữa lành mà Chúa Giê-su Christ đã thực hiện, chẳng hạn như câu chuyện làm sáng mắt người mù trong sách Giăng đoạn chín. Trước tiên người mù nầy đã được chữa lành, nhưng ông chỉ nghĩ Chúa Giê-su như là “một đấng tiên tri” (Giăng 9:17). Sau đó, ông nói,

“Lạy Chúa, tôi tin; bèn sấp mình xuống trước mặt Ngài”
       (Giăng 9:38).

Chỉ có như thế mà người đàn ông đó được cứu.

Vì thế, chúng ta kết luận rằng việc chữa trị thể xác chỉ là thứ yếu; còn việc nhấn mạnh chính yếu của Ê-sai 53:4 là việc chữa trị tâm linh. Tiến Sĩ J. Vernon McGee nói,

Phân đoạn nầy của sách Ê-sai làm sáng tỏ rằng chúng ta được chữa trị từ sự vi phạm và tội lổi [Ê-sai 53:5]. Bạn nói với tôi, “Anh có chắc điều đó không?” Tôi biết những câu nầy nói gì bởi vì Phi-e-rơ nói, “Ngài gánh tội lổi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gổ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lổi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bệnh” (1 Phi-e-rơ 2:23). Được chữa lành gì? “Tội lổi.” Phi-e-rơ đã làm sáng tỏ điều đó khi ông nói về tội lổi (McGee, ibid., trang 49).

Sự giải thích nầy dẩn chúng ta trở lại với đọan văn,

“Thật, người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ” (Ê-sai 53:4).

Câu nầy tự nhiên chia ra làm hai phần: (1) sự thật về Chúa Giê-su Christ phải chịu khổ nạn, đã được ghi trong Kinh Thánh; và (2) lý do sai lầm mà những người mủ đã tin.

I. Thứ nhất, lý do thật về sư chịu khổ của Chúa Giê-su Christ, đã được ghi trong Kinh Thánh.

“Thật, người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đả gánh sự buồn bực của chúng ta . . .” (Ê-sai 53:4).

Chữ “thật” mở đầu cho sự tương phản giữa lý do thật về Chúa Giê-su Christ chịu khổ và lý do sai lầm được tin bởi những người bị mù. “Thật,” nói lên điều thật; “mà,” nói lên ý tưởng sai lầm;

Thật, người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ” (Ê-sai 53:4).

Cũng vậy, những chữ “những sầu khổ” và “những nỗi đau buồn” phải được hiểu ngầm. Trong tiếng Hê-bơ-rơ dùng chữ “những sầu khổ” có nghĩa là “những sự đau ốm.” Nó được dùng bởi tiên tri Ê-sai như là một chữ đồng nghĩa với “tội lổi” trong Ê-sai1:5-6. Nó cũng đồng nghĩa với chữ “tội lổi” ở đây. Những sự sầu khổ ám chỉ đến bệnh tật và đau bệnh của tội lổi. “Những nổi đau buồn” ám chỉ đến “cảm giác đau đớn, khổ nảo.” Vì thế, “bệnh tật, đau ốm” của tội lổi, và “những sầu khổ, đau đớn và khổ nảo” mà tội lổi sản sinh, đều là có nghĩa – một sự bệnh hoạn của tội lổi, và sự đau khổ của nó.

Rồi chú ý đến chữ “chịu.” Nó có nghĩa là “mang vác.” Nhưng nó “có nghĩa sâu xa hơn nữa là mang lấy [gánh lấy] đi. Sự suy nghĩ đúng hơn là sự nâng lên và mang lấy” (Young, ibid., trang 345). Đấng Christ gánh lấy tội lổi của con người, chất lên trên mình Ngài, và mang lấy tội lổi đó đi. Khi Đấng Christ gánh lấy Thập Tự Giá trên mình Ngài và mang nó đi đến Đồi Gô-gô-tha, nên Ngài nhận lấy tội lỗi của người được biến đổi trên mình Ngài và mang nó đi. Đó có nghĩa là những gì mà Sứ Đồ Phi-e-rơ đã nói về Đấng Christ,

“Ngài gánh tội lổi của chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ” (1 Phi-e-rơ 2:23).

Như Keil và Delitzseh Chú Thích nói như sau,

Nghĩa nầy không chỉ là [Đấng Christ] vào trong mối liên hệ của sự đau khổ của chúng ta, nhưng mà là Ngài đã gánh lấy những sự đau khổ mà đáng lý ra chúng ta phải mang và đáng phải mang, và vì thế không những lấy chúng ra khỏi … nhưng mang chúng trên chính Ngài [chính thân thể của Ngài], vì thế Ngài có quyền đem chúng ta ra khỏi chúng. Nhưng khi một người nào đó mang lấy sự đau khổ của một người khác mà chính họ phải mang, và vì vậy không chỉ là chịu đựng với nó, nhưng vào trong [chổ] của họ, điều nầy gọi là sự thay thế (Franz Delitzsch, Th.D., Chú Giải Cựu Ước Trong Quyển Mười, Công Ty Xuất Bản William B. Eerdmans, tái bản 1973, quyển VII, trang 316).

Chúa Giê-su Christ đã gánh lấy tội lổi của chúng ta trên thân thể Ngài, và mang chúng đi lên đồi Gô-gô-tha, lên trên Thập Tự Giá, và nơi đó Ngài đã trả thay tội lổi cho chúng ta. “Đây gọi là sự thay thế”!!! “Mang Sự Tủi Nhục và Chế Giểu Thô Lỗ.” Xin chúng ta hát!

Mang lấy tủi nhục và chế giểu,
Thay tôi Ngài đứng chịu hình án;
Chứng giám tha thứ bởi huyết Ngài;
Ha-lê-lu-gia! Tôn Đấng Cứu Chuộc!
   (“Ha-lê-lu-gia! Tôn Đấng Cứu Chuộc!” bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).

“Nhưng [Người đã] vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương” (Ê-sai 53:5).

“Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh”
       (1 Cô-rinh-tô 15:3).

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta …” (Ê-sai 53:4).

Tiến Sĩ W.A. Criswell nói,

Sự chết của Chúa Giê-su Christ trên thập tự giá là trái và kết quả của tội lổi chúng ta. Ai đã giết Chúa Giê-su? Ai đã hành hình Hoàng Tử của sự Vinh Hiển? Ai đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá là nơi Ngài chịu khổ và chết? Đó là lổi lầm của ai? …Phải nói rằng tất cả chúng ta đều có phần trong đó. Tội lổi của tôi như mão gai đã ấn trên đầu của Ngài. Tội lổi của tôi như những cây đinh nhọn kia đâm thấu vào tay Ngài. Tội lổi của tôi như ngọn giáo kia đâm vào tim Ngài. Tội lổi của tôi đã đóng đinh Chúa Giê-su trên cây gỗ. Đó là ….ý nghĩa sự chết của Chúa chúng ta (W.A. Criswell, Ph.D., “Huyết của Thập Tự Giá, ‘The Blood of the Cross,’Thông Điệp Từ Tấm Lòng Của Tôi, REL Xuất Bản, 1994, trang 510-511).

“Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh”
       (1 Cô-rinh-tô 15:3).

“Thật, người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta …” (Ê-sai 53:4)

“Mang Sự Tủi Nhục và Chế Giểu Thô Lỗ.” Hát lại một lần nữa!

Mang lấy tủi nhục và chế giểu,
Thay tôi Ngài đứng chịu hình án;
Chứng giám tha thứ bởi huyết Ngài;
Ha-lê-lu-gia! Tôn Đấng Cứu Chuộc!

Đó là lý do thật sự cho sự đau khổ của Chúa Giê-su Christ – để trả thay tội lổi cho bạn! Nhưng nhân loại, trong sự mù lòa và chống nghịch, bóp méo sự đẹp đẽ, cứu rỗi thật sự về sự chết thay của Chúa Giê-su Christ ra giả dối! Điều nầy dẩn chúng ta đến điểm thứ hai.

II. Thứ hai, Lý do sai lầm của những người mù lòa về sự đau khổ của Chúa Giê-su Christ.

Xem lại đoạn văn của chúng ta lần nữa. Xin chúng ta cùng nhau đứng lên và đọc lớn tiếng.

“Thật, người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ” (Ê-sai 53:4).

Mời quý vị ngồi xuống.

“Đúng chúng ta có quý trọng Ngài đến đổi Ngài bị tát mạnh, bị đánh đập của Đức Chúa Trời, và bị đau khổ.” “Chúng ta” là hậu tự của A-đam. Bị Sa-tan làm mù lòa, chúng ta đã thất bại trong sự nhận thấy về sự chịu khổ thay của Chúa Giê-su Christ, rằng Ngài đã chết thế cho chúng ta, là người thay thế chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng Ngài chỉ là một người nghèo đần độn, có lẻ điên rồ hay ảo tưởng, hoặc, như người Pha-ri-si nói “bị ma quỷ ám” đã tự đem sự đau khổ đến cho chính mình bởi huênh hoang và nổi điên chống lại luật đã định. Giống như những người bạn của Gióp, chúng ta nghĩ rằng tội lổi và những hành động dại dột của chính Ngài giáng sự phán xét của con người nghịch với Ngài. Chúng ta cho rằng Ngài, ít nhất, cũng là người tử vô cớ vì đạo. Có đôi khi một số chúng ta cho Chúa Giê-su hơi cấp tiến quá. Đa số chúng ta táng thành quan niệm là Ngài khiêu khích những lảnh đạo tôn giáo và tự mang cái chết đến cho chính Ngài.

Bị tát mạnh? Có, chúng ta biết là Ngài bị tát! Bị đánh đập? Có, chúng ta biết Ngài đã bị đánh đập! Bị đau đớn? Có, chúng ta cũng biết điều đó! Chúng ta biết rằng họ tát vào má của Ngài bằng quả đấm của họ. Chúng ta biết rằng họ đánh đập Ngài bằng roi. Chúng ta biết rằng Ngài bị đóng đinh treo trên cây thập tự! Gần hết thảy mọi người biết những sự kiện đó! Nhưng chúng ta miêu tả sai những sự kiện đó. Chúng ta hiểu sai về những sự kiện có thật đó. Chúng ta không có nhận thức rằng đó là những đau đớn của chúng ta mà Ngài phải mang, là những đau buồn của chúng ta mà Ngài phải chịu! Khi chúng ta thấy Ngài bị đóng đinh trên Thập Tự Giá trong tâm chí của chúng ta, chúng ta tưởng rằng Ngài đang bị hình phạt bởi vì sự chống nghịch và sai lầm của chính Ngài.

“Nhưng không! Đó là bởi vì sự vi phạm của chúng ta, bởi vì sự bất công của chúng ta, và để chúng ta có thể làm hoà [với Đức Chúa Trời], để chúng ta có thể được chửa lành [về tội lỗi]. Sự thật là chúng ta là những người đi lạc lối và là những người bước đi theo tư dục của mình, và [Đức Chúa Trời] gánh sự không công bình của chúng ta trên Ngài, là người thay thế vô tội” (William MacDonald, Dẫn Giải Kinh Thánh của Những Người Tin ‘Believer’s Bible Commentary,’ Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 1995,trang 979).

Vì tội lỗi chúng ta Ngài ban bình an,
Từ nô lệ cho ta được buôn tha,
Bởi lằn roi, lằn roi Ngài chịu thay,
Bởi roi Ngài chịu hồn ta chửa lành.
   (“Ngài Bị Thương ‘He Was Wounded’
     bởi Thomas O. Chisholm, 1866-1960)

“Thật, người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ” (Ê-sai 53:4).

Ông Griffith, xin vui lòng hát câu đó.

Điều đó có là sự thật cho bạn không? Bạn có cho rằng Chúa Giê-su Christ đã chịu chết trên Thập Tự Giá cho một vài lý do gì khác hơn là mang lấy tội lổi của bạn không? Rồi, bây giờ bạn đã biết rằng Chúa Giê-su Christ đã chịu chết thế cho bạn, đem bạn ra khỏi sự hình phạt của tội lổi bạn, bạn sẽ tin nhận Ngài bằng một đức tin đơn sơ không? Bạn sẽ tin nhận Con của Đức Chúa Trời và được thanh tẩy mọi tội lổi của bạn qua Huyết Báu của Ngài không?

Tôi mong muốn bạn hãy bỏ ra ngoài những ý tưởng sai lầm mà bạn đang mang trong tâm trí của bạn về sự chịu khổ và chịu chết của Ngài. Ngài đã chịu chết để chuộc tội cho bạn. Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Hiện nay, Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng. Tôi muốn mời bạn đến tin nhận Ngài để được cứu thoát khỏi tội lổi.

Nhưng những điều nầy không đủ để biết về Chúa Giê-su. Bạn có thể biết tất cả những sự thật về sự chết của Ngài, và bạn vẩn chưa phải là Cơ Đốc Nhân. Bạn có thể biết sự thật về sự chết thay của Chúa Giê-su trên Thập Tự Giá; bạn có thể biết rằng Ngài đã chết thế cho tội nhân, nhưng bạn vẩn chưa được biến đổi. Bạn phải tin nhận Chúa Giê-su Christ là Đấng đã sống lại. Bạn phải tin cậy Ngài và đầu phục Ngài. Ngài là con đường của sự cứu rổi. Ngài là cánh cửa của sự sống đời đời. Hãy tin nhận Ngài ngay bây giờ, và chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được sự tha thứ và được cứu khỏi tội lổi. Ông Griffith sẽ hát lại bài hát đó một lần nữa. Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về sự cứu rổi, xin vui lòng bước ra phía sau phòng nầy trong khi ông hát.

Vì tội lỗi chúng ta Ngài ban bình an,
Từ nô lệ cho ta được buôn tha,
Bởi lằn roi, lằn roi Ngài chịu thay,
Bởi roi Ngài chịu hồn ta chửa lành.

Bác sĩ Chan, xin vui lòng cầu nguyện cho những ai đáp ứng. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: 1 Phi-e-rơ 2:21-25.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Ngài Bị Thương Tích” (bởi Thomas O. Chisholm, 1866-1960;
theo điệu “Oak Park”).


DÀN BÀI CỦA

SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊ-SU CHRIST
SỰ THẬT VÀ SỰ GIẢ DỐI

(BÀI GIẢNG SỐ 5 CỦA SÁCH Ê-SAI CHƯƠNG 53)

.

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ” (Ê-sai 53:4).

(Ma-thi-ơ 8:17; Lu-ca 17:13, 14, 16, 19;
Giăng 9:17, 38; 1 Phi-e-rơ 2:23)

I.   Thứ nhất, lý do thật về sự chịu khổ của Chúa Giê-su Christ, đã được
ghi trong Kinh Thánh, Ê-sai 53:4a, 5;1 Cô-rinh-tô 15:3.

II.  Thứ hai, lý do sai lầm của những người mù lòa về sự chịu khổ của
Chúa Giê-su Christ, Ê-sai 53:4b.