Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ DI CƯ CỦA GIA-CỐP XUỐNG Ê-DÍP-TÔ

(BÀI GIẢNG SỐ 73 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)
JACOB’S PILGRIMAGE TO EGYPT
(SERMON #73 ON THE BOOK OF GENESIS)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 3 tháng 3 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, March 3, 2013


Những con trai của Gia-cốp đi xuống xứ Ê-díp-tô để mua lương thực, ví có một sự đói kém lớn trong xứ Ca-na-an. Trong khi họ ở đó, họ đã khám phá ra được đứa em của họ là Giô-sép lại chính là quan tể tướng coi sóc hết thảy xứ Ê-díp-tô. Họ đã bán Giô-sép làm nô lệ, nhưng Đức Chúa Trời đã ở cùng ông và nâng ông lên đến một quyền lực mạnh mẽ. Và bây giờ các anh đã trở về nhà và báo với Gia-cốp là cha của họ một tin tức tốt lành là Giô-sép vẩn còn sống. Lúc đầu Gia-cốp không tin lời của những người con nầy, nhưng cuối cùng họ thuyết phục ông để tin rằng đây là sự thật, và Gia-cốp nói,

“Thôi, biết rồi; Giô-sép, con trai ta, hãy còn sống; ta sẽ đi thăm nó trước khi ta qua đời” (Sáng-thế-ký 45:28).

Điều đó dẩn chúng ta đến với đoạn văn tối nay. Xin vui lòng đứng lên và mở ra trong Sách Sáng-thế-ký 46:1-4.

“Y-sơ-ra-ên ra đi, đem theo các tài vật mình. Đến Bê-e-sê-ba, người bày của lễ dâng cho Đức Chúa Trời của Y-sác, cha mình. Trong một sự hiện thấy ban đêm kia, Đức Chúa Trời có phán cùng Y-sơ-ra-ên rằng: Hỡi Gia-cốp, Gia-cốp! Y-sơ-ra-ên đáp rằng: Có tôi đây. Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời của cha ngươi. Hãy xuống Ê-díp-tô, đừng sợ chi, vì tại đó ta sẽ làm cho ngươi thành một nước lớn. Chính ta sẽ xuống đến đó với ngươi, và chính ta cũng sẽ dẩn ngươi về chẳng sai. Giô-sép sẽ vuốt mắt ngươi nhắm lại” (Sáng-thế-ký 46:1-4).

Mời quý vị ngồi xuống. Xin vui lòng giữ yên phân đoạn Kinh Thánh nầy.

Khi tôi còn học tại một chủng viện rất tự do bốn mươi năm về trước, họ nói với chúng tôi rằng những câu nầy cần chuyển tới chuyển lui danh xưng Gia-cốp và Y-sơ-ra-ên, bởi vì nó được viết bởi những tác giả khác nhau, hoặc “người biên soạn.” Tác giả “E” luôn luôn gọi ông là “Gia-cốp,” trong khi người biên soạn sau nầy “R” lồng vào cái tên “Y-sơ-ra-ên.” Tôi hỏi họ, “Làm thế nào ông biết được điều đó?” Họ không sao thuyết phục được tôi để tin vào giả thuyết của họ. Tiến Sĩ H. C. Leupold, nhà bình luận Lutheran, phản đối giả thuyết tự do đó, và nói, “Bởi những phương kế hay phê bình đó thì có gì mà không thể chứng minh” (H.C. Leupold, D.D., Giải Nghĩa Sách Sáng-Thế-Ký ‘Exposition of Genesis’, Baker Book House, ấn bản 1985, quyển II, trang 1106; lời dẩn giải dựa vào Sáng-thế-ký 46:1-4).

Tiến Sĩ Leupold cho rằng hai danh xưng nầy được dùng trong sự cân nhắc kỷ lưởng – Gia-cốp ám chỉ con người, còn Y-sơ-ra-ên ám chỉ đến một quốc gia là hậu tự của ông. Có thể là thật sự như vậy, nhưng đối với tôi sự giải thích của Spugeon là lý do chính cho sự thay đổi danh xưng trước và sau. Spurgeon nói rằng tên trước kia của ông “Gia-cốp” được dùng ở đây là khi ông còn là người sa ngã, và tên mới của ông là “Y-sơ-ra-ên” được dùng khi ông được phục hồi, như chúng ta thấy trong Sáng-thế-ký 45:27 và 28: “…thì tâm thần Gia-cốp là cha của họ tỉnh lại: Y-sơ-ra-ên bẻn nói rằng, Thôi biết rồi; Giô-sép con trai ta hãy còn sống: Ta sẽ đi thăm nó trước khi ta qua đời” (Sáng-thế-ký 45:27, 28). Tôi tin chắc rằng đó là phương cách để giải thích về sự đổi tên. “Gia-cốp” có nghĩa là “người hất cẳng”. “Y-sơ-ra-ên có nghĩa là “hoàng tử của Đức Chúa Trời”. Mọi kẻ tin đều có bản chất tự nhiên củ cũng như bản chất mới. Khi ông chịu ảnh hưởng bởi bản chất củ, Đức Chúa Trời gọi ông là “Gia-cốp”. Nhưng khi ông được “phục hồi” ông chịu ảnh hưởng dưới một bản chất mới, và vì thế được gọi là “Y-sơ-ra-ên.” Sự giải thích đó là đúng với Kinh Thánh, và cũng là thực tế trong đời sống – như là kinh nghiệm của mỗi Cơ Đốc Nhân. Spurgeon nói, “Gia-cốp” là tên của ông khi mới sanh là bản chất xác thịt; “Y-sơ-ra-ên” là tên mới của ông và là của bản chất thuộc linh” (C. H. Spurgeon, Metropolitan Tabernacle Pulpit, số 2,116, trang 1). Trong bản chất mới, ông sẳn sàng vâng phục Đức Chúa Trời trong đức tin, và đi xuống Ê-díp-tô để gặp con ông là Giô-sép. Nhưng với bản chất củ ông sợ hãi để đi. Vì vậy Đức Chúa Trời phải khuyên giải trước khi ông đi. Vì vậy mà chúng ta sẽ nhìn thấy đức tin và sự sợ hãi trong sự di cư của Gia-cốp xuống Ê-díp-tô. Với sự giải thích nầy, chúng ta sẽ lập tức đi vào đoạn văn, và chúng ta sẽ học được hai sự thật cao quí để giúp đỡ cho chúng ta trong đời sống Cơ Đốc.

I. Thứ nhất, chúng ta học về đức tin của Gia-cốp.

Trong khi Gia-cốp và gia đình của ông bắt đầu cho một chuyến hành trình đến gặp Giô-sép, họ dừng lại tại Bê-e-sê-ba, vẩn là phần đất còn trong xứ Ca-na-an. Họ dừng lại để Gia-cốp dâng tế lễ. Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn trong Sáng-thế-ký 46:1.

“Y-sơ-ra-ên ra đi, đem theo các tài vật mình. Đến Bê-e-sê-ba, người bày của lễ dâng cho Đức Chúa Trời của Y-sác, cha mình” (Sáng-thế-ký 46:1).

Mời quý vị ngồi xuống.

Ông Arthur W. Pink nói, “Vì thế, điều đầu tiên được ghi chép về cuộc hành trình dài của Gia-cốp xuống Ê-díp-tô là dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời. Những năm dài trong sự rèn luyện trong trường kinh nghiệm đã …. dạy cho ông biết đặt Đức Chúa Trời trước tiên; [trước] khi ông đi gặp Giô-sép, ông nán lại để thờ phượng Đức Chúa Trời của Y-sác, cha ông!” (Những Kiến Thức trong Sáng-thế-ký ‘Gleanings in Genesis’, Moody Press, ấn bản 1981, trang 313).

Kinh nghiệm trước kia trong đời sống Cơ Đốc của tôi, tôi nghe người ta nói rằng họ được “hướng dẩn” bởi Đức Thánh Linh để làm những việc nào đó, như là thay đổi hội viên qua hội thánh khác. Nhưng tôi thấy, lần nầy qua lần khác, đều đó có cái kết quả xấu. Từ lâu tôi có đã quyết định rằng tôi sẽ không thay đổi thình lình, và rằng tôi sẽ đặt Đức Chúa Trời trước tiên trong bất cứ một quyết định lớn nào trong đời sống. Ngay cả khi tôi không cảm thấy tôi còn muốn ở chổ tôi đang ở, tôi sẽ không thay đổi ngoại trừ mục sư của tôi, và những Cơ Đốc Nhân lớn tuổi khác trong Hội Thánh của tôi, khuyên nhủ tôi với bất cứ sự thay đổi gì mà tôi đối diện. Đôi khi cảm thấy điều nầy rất khó để làm, tôi phải rất cẩn thận để không theo sự suy nghĩ và ước muốn của cá nhân tôi, nhưng phải đặt Đức Chúa Trời trước tiên; và luôn luôn thận trọng suy nghĩ đến thư Hê-bơ-rơ 13:17,

“Hãy vâng lời kẻ dắt dẩn anh em và chịu phục các người ấy, [vâng lời những người lảnh đạo, và chịu phục họ]: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em” (Hê-bơ-rơ 13:17).

và trong thư 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:12, 13,

“Hỡi anh em, xin anh em kính trọng kẻ có công khó trong vòng anh em là kẻ tuân theo Chúa mà chỉ dẩn và dạy bảo anh em. Hãy lấy lòng rất yêu thương đối với họ vì cớ công việc họ làm. Hãy ở cho hòa thuận với nhau” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:12, 13).

Tôi luôn luôn trao đổi ý kiến với mục sư của tôi là Tiến Sĩ Timothy Lin, và người cố vấn và người thầy của tôi là Tiến Sĩ Murphy Lum, khi đối diện với một quyết định lớn trong đời sống. Tôi quyết định rằng tôi sẽ theo lời khuyên bảo của họ cho dù tôi cảm thấy dường như là không đúng đối với tôi trong lúc đó. Nhiều lần như thế điều chứng minh việc làm như vậy là đúng. Kinh Thánh dạy,

“Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va. Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con. Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẩn các nẻo của con. Chớ khôn ngoan theo mắt mình; hãy kính sợ Đức Giê-hô-va và lìa khỏi sự ác. Như vậy, cuống rốn con sẽ được mạnh khỏe, và xương cốt con được mát mẻ …Hỡi con, chớ khinh điều sửa phạt của Đức Giê-hô-va, chớ hiềm lòng khi Ngài quở trách. Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình. Người nào tìm đặng sự khôn ngoan, và được sự thông sáng, có phước thay!” (Châm-ngôn 3:5-8, 11-13).

Đức tin của Gia-cốp khiến ông dừng lại để dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời tại Bê-e-sê-ba, và khi ông đã làm điều đó, Đức Chúa Trời bày tỏ ý chỉ hoàn hảo của Ngài một cách rỏ ràng cho ông, mặt dù lúc đầu Gia-cốp sợ để vâng phục Ngài.

Thật lạ lùng, trong khi tôi đang viết điều nầy, tôi vô tình nhặt lên quyển sách nhỏ trên bàn làm việc của tôi mà tôi cho rằng nó không có liên quan gì với bài giảng nầy. Nó rới xuống và mở ra trang 17 và tôi đã đọc được lời khuyên nhủ của một mục sư cao tuổi thuộc Báp Tít Nam Phương, được viết trong nhiều năm trước – trước khi ông qua đời. Tiến Sĩ W. Herschel Ford đã nói,

      Châm Ngôn 3:6 diễn tả một sự chỉ dẫn như vầy, “Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẩn các nẻo của con.” Cá nhân tôi nhận biết rằng khi tôi bước theo sự hướng dẩn của Ngài thì tôi có được sự bình an và chiến thắng. Khi tôi từ chối bước đi theo Ngài thì tôi gặp sự đau khổ và thất bại.
      Có nhiều sự quyết định mà chúng ta làm ngày nay. Giả sử như bạn được đề nghị để nhận một việc làm ở một thành phố khác với một mức lương cao. Bạn có vội vả để nhận công việc mới nầy hay là bạn chờ đợi ý Chúa? Có nhiều sự quyết định cho sự học vấn của bạn hay con cái của bạn. Trường nào là tốt nhất cho bạn hoặc cho chúng nó? Có nhiều sự quyết định cho con cái của bạn. Bạn cho chúng được tự do bao nhiêu và hạn chế chúng bao nhiêu? Có nhiều sự quyết định về một căn nhà mới hay một chiếc xe mới. Đấy, sự sáng sủa đến trong sự chờ đợi … Chúng ta chạy trước Chúa, chúng ta tìm kiếm vinh quang và lợi lộc cho chính mình, chúng ta đi theo đường lối của chúng ta. Và chúng ta thường chuốc sự đau thương (W. Herschel Ford, D. D., Những Bài Giảng Giản Dị Trong Đời Sống ‘Simple Sermons on Life and Living’, Zondervan Publishing House, ấn bản 1971, trang 17, 18).

Tôi đã nói đó là một điều “kỳ lạ” rằng tôi nhặt quyển sách đó lên và nó đã mở ra ngay trong trang đó, vừa đúng lúc tôi đang viết điều nầy. Tôi không hoàn toàn tin rằng đó là một sự sắp đặt, nhưng tôi nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã đem những trang giấy đó đến sự chú ý của tôi để bạn có thể nghe được lời khuyên nhủ của Tiến Sĩ Ford. Việc chính yếu ông nói là phải chờ đợi, không nên vội vàng để quyết định theo ý riêng. Ông nói, “Sự sáng sủa đến trong sự chờ đợi.” Và tôi muốn thêm vào đó sự khôn ngoan đến từ sự tìm kiếm lời khuyên nhủ của mục sư của bạn, và những người lãnh đạo Cơ Đốc trong Hội Thánh của bạn. Tôi không muốn bạn đến bất cứ người lãnh đạo nào ngoài Hội Thánh địa phương của bạn. Nhiều mục sư sẽ dùng những sự rối loạn của bạn để cố gắng lôi kéo bạn vào Hội Thánh của họ, đó là việc trái với luân thường đạo lý. Bên cạnh đó, chỉ có những người lảnh đạo trong Hội Thánh của bạn mới biết được những nhu cầu cần thiết của bạn. Gia-cốp dừng lại tại Bê-e-sê-ba, dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời, và chờ đợi sự hướng dẩn của Ngài. Đó là đức tin của Gia-cốp!

II. Thứ hai, chúng ta học về sự sợ hãi của Gia-cốp.

Bây giờ chúng ta khám phá lý do mà Gia-cốp dừng lại trên đường di cư xuống Ai-cập. Ông do dự tại Bê-e-sê-ba bởi vì ông sợ. Trong câu ba chúng ta đọc thấy rằng Đức Chúa Trời phán với ông, “Hãy xuống xứ Ê-díp-tô, đừng sợ chi” (Sáng-thế-ký 46:3). Ông tạm dừng lại để dâng tế lễ tại Bê-e-sê-ba bởi vì ông sợ đi đến xứ Ê-díp-tô, và ông chờ đợi Đức Chúa Trời bày tỏ ý muốn của Ngài rỏ ràng cho ông.

Spurgeon nói rằng Gia-cốp dừng lại và dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời tại Bê-e-sê-ba là để cầu hỏi Đức Chúa Trời có quả thật rằng ông phải đi xuống xứ Ê-díp-tô chăng. Tôi biết rằng con người ươn ngạnh nhìn xuống bất cứ người nào do dự và có sự sợ hãi việc làm của mình là sai. Đó là tại sao có nhiều người tự xưng là Cơ Đốc Nhân đã vấp ngã vào những sự sai lầm mà không bao giờ hồi phục được. Tốt nhất là đừng nên giống như họ. Spurgeon nói, “Chúa rất thích nhìn thấy con cái của Ngài ao ước để làm điều đúng; vì lòng ao ước đó là then chốt để dẩn họ đến điều phải …Chúng ta là sự tạo cẩn thận: chúng ta được giúp đở để cân nhắc mọi việc trong sự quân bình trong nơi thầm kín, và rồi sự xem xét bình tỉnh, trầm lặng của chúng ta làm những quyết định, và chúng ta chọn lấy đường lối nào để mọi việc đều đem đến sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời” (Metropolitan Tabernacle Pulpit, quyển 35, bài giảng số 2,116, trang 639).

Sự sợ hãi của Gia-cốp là một điều tự nhiên bởi vì ông là một cụ già. Người lớn tuổi thì thường không thích sự thay đổi. Đó là một trong những lý do mà những người lớn tuổi ít vấp phạm sai lầm hơn những người còn trẻ tuổi. Và đó cũng là một trong những lý do chính cho những người trẻ cần phải tham khảo với những người Cơ Đốc Nhân lớn tuổi hơn trong Hội Thánh địa phương của họ. Bạn sẽ ít có khuynh hướng để làm việc sai lầm khi bạn chịu tham khảo với những người lớn trong Hội Thánh bạn, và để ý đến lời khuyên của họ

.

Rồi thì, ngoài ra, Gia-cốp chắc chắn là sợ hãi để đi xuống xứ Ê-díp-tô bởi vì ông nhớ lại lời Đức Chúa Trời nói với ông nội của ông là Áp-ra-ham. Gia-cốp bắt đầu nghĩ rằng Ê-díp-tô có thể là phần đất mà Áp-ra-ham kinh nghiệm như là một “sự tối tăm kinh khủng” trăm năm về trước (Sáng-thế-ký 15:12). Vì thế ông do dự để đi xuống xứ Ê-díp-tô bởi vì ông sợ rồi đây hậu tự của ông sẽ bị hà hiếp đến bốn trăm năm tại đó.

Hơn nữa, Gia-cốp cũng sợ rằng tại Ê-díp-tô gia đình của ông sẽ đương đầu với những cám dổ mới. Khi người ta đem con cái của họ từ vùng thôn quê đến một thành phố lớn họ thường cảm thấy sợ hãi như vậy, bởi vì bất cứ một thành phố lớn nào cũng là nơi có nhiều sự cám dổ hơn. Và tôi cũng nhớ những gì mà nhà truyền giáo vĩ đại C.T. Studd đã nói, “Chỉ có một chổ an toàn, đó là sống trong ý muốn của Đức Chúa Trời.” Khi Đức Chúa Trời phán với Gia-cốp, “Hãy xuống xứ Ê-díp-tô, đừng sợ chi” ông đi đến đó bằng đức tin. Và Xứ Ê-díp-tô là một chổ an toàn, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời cho Gia-cốp và gia đình của ông ở đó.

Tôi nhớ rất rỏ ra sau khi rời khỏi Hội Thánh nhà của tôi tại Los Angeles, và đi đến San Francisco, đến một chủng viện rất là tự do. Tôi đi với một sự sợ hãi vô cùng, bởi vì tôi đã biết trước tự do ra sao và sự không tin tại Chủng Viện Golden Gate Báp Tít lúc bấy giờ. Nhưng tôi không có đủ tiền để đi đến một chủng viện bảo thủ hơn. Mục sư của tôi kêu tôi đi đến San Francìco đến chủng viện tự do đó. Ông nói với tôi là nó sẽ không làm tổn thương tôi. Trong một khía cạnh nào đó ông nói trúng. Nó sém tiêu diệt tôi, nhưng nó không làm “tổn thương” tôi! Tôi sẽ không trở thành mục sư như ngày nay nếu tôi không đi đến đó trước kia. Tôi không đề nghị bất cứ một bạn trẻ nào khác đi đến chủng viện tự do đó. Nhưng nó đúng là chổ cho tôi đi!

Đức Chúa Trời nói với Gia-cốp, “Chính ta sẽ xuống đến đó với ngươi; và chính ta cũng sẽ dẩn ngươi về không sai” (Sáng-thế-ký 46:4). Điều đó rất đúng với những gì mà Đức Chúa Trời đã làm cho tôi. Ngài đã đi cùng với tôi đến chủng viện tự do vô thần đó, và chắn chắn Ngài đã đem tôi trở về! Chủng viện đó như là Ê-díp-tô, như là Ghết-sê-ma-nê của tôi. Nhưng Chúa đã đem tôi qua khỏi đó, và thêm sức cho tôi bởi kinh nghiệm đó. Một bài hát cũ đã hát như vầy!

“Linh hồn mà nương nơi Giê-xu để được nghỉ ngơi,
   Tôi sẽ không, tôi sẽ không, bỏ rơi cho kẻ thù;
Linh hồn, dù cả Địa Ngục phải rán sức rung rẩy,
   Tôi sẽ không, không bao giờ, không bao giờ từ bỏ!

Khi xuyên qua biển hồ sâu Ta gọi ngươi để đi,
   Những dòng sông của sầu khổ sẽ không tràn lan ra;
Vì Ta sẽ ở cùng ngươi, thử thách nên phước,
   Và nỗi đau buồn của ngươi nay sẽ được thánh hoá.

Khi phải ngã qua những thử thách trên bước đường,
   Ân điển Ta sẽ đủ để cung cấp cho nhu cầu;
Ngọn lữa sẽ không hại ngươi; Ta chỉ thiết kế nó
   Cặn bã để cháy hết, và vàng để được lọc trong.”
(“Nền Vững Như Thế Nào ‘How Firm a Foundation’,”
     “K” trong Tuyển Thánh Ca của Rippon, 1787).

Nhưng có một ứng dụng khác trong đoạn văn nầy mà tôi muốn chia xẽ tối nay. Một số các bạn sợ hãi để đến với Chúa Giê-su. Bạn có một sự sợ hãi để tin cậy Đấng Cứu Rổi. Để tôi nói với bạn bằng những lời mạnh mẽ nhất – sự sợ hãi đó đến từ Ma Quỷ! Không phải đến từ Đức Chúa Trời; nó là một sự sợ hãi hung ác, đến từ Satan để giữ bạn lại, trong sự nô lệ! Đức Chúa Trời phán cùng Gia-cốp, “Hãy xuống xứ Ê-díp-tô, đừng sợ chi …” (Sáng-thế-ký 46:3). Hãy nhận thức tội lổi, đừng sợ chi. Hãy hạ tấm lòng của bạn xuống, và thấy tội lổi trong lòng bạn như là Ê-díp-tô sụp đổ thực sự.

Đừng sợ để đến với Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế. Hãy nhớ rằng Giô-sép là hình ảnh của Chúa Giê-su! Đức Chúa Trời sẽ đi xuống với bạn trong sự thừa nhận tội lổi. Đức Chúa Trời sẽ đi với bạn đến với Chúa Giê-su, Giô-sép của chúng ta, và Đức Chúa Trời sẽ đem bạn trở lại từ trong tội lổi! Xin vui lòng đứng lên và đọc thật lớn câu ba và bốn

“Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời của cha ngươi, hãy xuống Ê-díp-tô, đừng sợ chi, vì tại đó ta sẽ làm cho ngươi thành một nước lớn. Chính ta sẽ xuống đến đó với ngươi, và chính ta cũng sẽ dẩn ngươi về chẳng sai. Giô-sép sẽ vuốt mắt ngươi nhắm lại” (Sáng-thế-ký 46:3, 4).

Bạn có thể ngồi xuống. “Chính ta sẽ xuống Ê-díp-tô với ngươi; và chính ta cũng sẽ dẩn ngươi về chẳng sai: và Giô-sép sẽ vuốt mắt ngươi nhắm lại”! Giô-sép sẽ vuốt mắt Gia-cốp nhắm lại trong sự chết. Nhưng Chúa Giê-su, Giô-sép của chúng ta sẽ đặt tay trên mắt bạn và bạn sẽ mở ra và thấy bởi đức tin! “Đừng sợ” – vì Chúa Giê-su sẽ cứu bạn thoát khỏi tội lổi! Lời Chúa phán với bạn tối nay,

“Linh hồn mà nương nơi Giê-xu để được nghỉ ngơi,
   Tôi sẽ không, tôi sẽ không, bỏ rơi cho kẻ thù;
Linh hồn, dù cả Địa Ngục phải rán sức rung rẩy,
   Tôi sẽ không, không bao giờ, không bao giờ từ bỏ!”

Hãy đến với Chúa Giê-su bằng đức tin. Không có điều gì phải sợ hãi – KHÔNG CÓ ĐIỀU GÌ phải sợ!

“Đức Chúa Giê-su Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (1 Ti-mô-thê 1:15).

Thế nào, chúng tôi cầu nguyện để bạn sẽ tin nhận Ngài ngay bây giờ, trong buổi tối nay!

“Chính ta sẽ xuống đến đó với ngươi; và chính ta cũng sẽ dẩn ngươi về chẳng sai. Giô-sép sẽ vuốt mắt ngươi nhắm lại” (Sáng-thế-ký 46:4).

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự cứu rổi của bạn, xin vui lòng bước ra phía sau hội trường. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một chổ yên lặng, nơi đó chúng tôi có thể nói chuyện với bạn về sự tin nhận Chúa Giê-su trong khi ông Griffith hát bài, “Nền Vững Như Thế Nào.”

“Linh hồn mà nương nơi Giê-xu để được nghỉ ngơi,
   Tôi sẽ không, tôi sẽ không, bỏ rơi cho kẻ thù;
Linh hồn, dù cả Địa Ngục phải rán sức rung rẩy,
   Tôi sẽ không, không bao giờ, không bao giờ từ bỏ!

Khi xuyên qua biển hồ sâu Ta gọi ngươi để đi,
   Những dòng sông của sầu khổ sẽ không tràn lan ra;
Vì Ta sẽ ở cùng ngươi, thử thách nên phước,
   Và nỗi đau buồn của ngươi nay sẽ được thánh hoá.

Khi phải ngã qua những thử thách trên bước đường,
   Ân điển Ta sẽ đủ để cung cấp cho nhu cầu;
Ngọn lữa sẽ không hại ngươi; Ta chỉ thiết kế nó
   Cặn bã để cháy hết, và vàng để được lọc trong.”

Bác Sĩ Chan, vui lòng đến đây cầu nguyện cho những ai đáp ứng.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Sáng-thế-ký 45:25-46:4
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Nền Vững Như Thế Nào.” (“K” in Rippon’s Selection of Hymns, 1787).


DÀN BÀI CỦA

SỰ DI CƯ CỦA GIA-CỐP XUỐNG Ê-DÍP-TÔ

(BÀI GIẢNG SỐ 73 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Y-sơ-ra-ên ra đi, đem theo các tài vật mình. Đến Bê-e-sê-ba, người bày của lễ dâng cho Đức Chúa Trời của Y-sác, cha mình. Trong một sự hiện thấy ban đêm kia, Đức Chúa Trời có phán cùng Y-sơ-ra-ên rằng: Hỡi Gia-cốp, Gia-cốp! Y-sơ-ra-ên đáp rằng: Có tôi đây! Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời của cha ngươi. Hãy xuống Ê-díp-tô, đừng sợ chi, vì tại đó ta sẽ làm cho ngươi thành một nước lớn. Chính ta sẽ xuống đến đó với ngươi, và chính ta cũng sẽ dẩn ngươi về chẳng sai. Giô-sép sẽ vuốt mắt ngươi nhắm lại” (Sáng-thế-ký 46:1-4).

(Sáng-thế-ký 45:27, 28)

I.   Thứ nhất, chúng ta học từ đức tin của Gia-cốp, Sáng-thế-ký 46:1;
Hê-bơ-rơ 13:17; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:12, 13; Châm-ngôn 3:5-8, 11-13.

II.  Thứ hai, chúng ta học từ sự sợ hãi của Gia-cốp, Sáng-thế-ký 46:3; 15:12;
46:4; 1 Ti-mô-thê 1:15.