Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




GIÔ-SÉP – HÌNH ẢNH CỦA CHÚA GIÊ-SU CHRIST

(BÀI GIẢNG SỐ 71 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)
JOSEPH – A TYPE OF CHRIST
(SERMON #71 ON THE BOOK OF GENESIS)
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 17 tháng 2 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, February 17, 2013


Đây là bài giảng số bảy mươi mốt của sách Sáng-thế-ký mà tôi đã giảng trong mấy tháng qua. Chúng tôi dự định để soạn thảo lại những bài giảng nầy và đóng lại thành một quyển sách có tựa đề là “Thông Điệp Của Sách Sáng-thế-ký.” Nhưng tối nay, tôi không bắt đầu với đoạn trong sách Sáng-thế-ký. Tôi bắt đầu với đoạn văn trong sách Lu-ca, đoạn văn mà ông Prudhomme đã đọc trước khi giảng luận. Xin vui lòng đứng lên và mở ra với tôi trong sách Lu-ca 24:44 và 45. Trang 1112 trong bản Scofield Study Bible.

“Đoạn, Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên-tri, cùng các Thi-Thiên phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh” (Lu-ca 24:44, 45).

Chúa Giê-su nói, “mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se … phải được ứng nghiệm.” “Luật pháp của Môi-se” mà Chúa Giê-su nói là năm sách đầu của Kinh Thánh, được viết bởi Môi-se. Dỉ nhiên là chỉ đến sách Sáng-thế-ký là sách đầu tiên. Tất cả những sự việc gì về Chúa Giê-su Christ trong sách Sáng-thế-ký đều phải được ứng nghiệm. Bây giờ chúng ta xem trong sách Lu-ca 24:25-27. Đây là những gì mà Chúa Giê-su đã nói, trong buổi chiều ngày Chúa đã sống lại với hai môn đồ trên đường về làng Em-ma-út.

“Đức Chúa Giê-su phán rằng: Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói. Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao? Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” (Lu-ca 24:25-27).

Chú ý đến những lời trong câu 27, “Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se …cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh.” Mời quý vị ngồi xuống.

“Những việc chỉ về Ngài” đã được Chúa Giê-su cắt nghĩa từ sách Sáng-thế-ký. Đoạn văn rỏ ràng chỉ cho chúng ta rằng sách Sáng-thế-ký nói về “những hình bóng” về Chúa Giê-sư Christ. Một kiểu mẩu trong Cựu Ước là hình ảnh tượng trưng cho một sự việc gì trong Tân Ước, là Đấng được tượng trưng. Thí dụ, có tám người được cứu trong chiếc tàu của Nô-ê được chép trong sách Sáng-thế-ký. Chiếc tàu là hình bóng về Chúa Giê-su Christ, đã cứu dân sự của Ngài khỏi sự hủy diệt. Hình ảnh hoặc kiểu mẩu là chiếc tàu; tượng trưng cho Chúa Giê-su Christ.

Khi chúng ta đến với bài giảng tối nay, chúng ta sẽ thấy thế nào Giô-sép trong Sách Sáng-thế-ký, là hình bóng về Chúa Giê-su Christ. Tiến Sĩ I. M. Haldeman, là một mục sư lâu năm tại Hội Thánh First Báp Tít ở Thành Phố Nữu Ước, đã chỉ ra một trăm lẽ một ẩn dụ tương đương giữa Giô-sép trong Sách Sáng-thế-ký, và Chúa Giê-su Christ trong bốn sách Phúc Âm của Tân Ước. Hãy suy nghĩ! Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, hay sự ứng nghiệm, của một trăm lẽ một hình ảnh tượng trưng trong đời sống của Giô-sép! Tôi không có sự nghi ngờ gì rằng hình ảnh của Chúa Giê-su Christ được bày tỏ ra ít nhất vài điểm trong Giô-sép đã được ứng nghiệm trong Ngài, khi “Bắt đầu từ Môi-se …cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” (Lu-ca 24:27). Tôi không chắc gì để đem đến cho quý vị một trăm lẽ một ẩn dụ giữa Giô-sép và Chúa Giê-su Christ! Nhưng tôi sẽ đem đến cho quý vị một số điều trong đó.

Hình ảnh chính trong mười bốn đoạn sau cùng của sách Sáng-thế-ký là Giô-sép. Có nhiều phân đoạn dành cho Giô-sép hơn bất cứ người nào khác trong sách Sáng-thế-ký! Có nhiều phân đoạn nói về Giô-sép hơn là về Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp hay bất cứ một người nào khác! Một trong những lý do Thánh Linh nói với chúng ta nhiều về Giô-sép bởi vì nhiều hình ảnh của Giô-sép giống Chúa Giê-su Christ hơn bất cứ một người nào khác trong Kinh Thánh. Bản Scofield ghi chú về Sáng-thế-ký 37:2 nói, “Trong khi không có ở nơi đâu khẳng định rằng Giô-sép là hình bóng của Chúa Giê-su Christ, sự tương tự giống nhau quá nhiều không thể cho là sự ngẫu nhiên.” Tôi đồng ý rằng “sự tương tự quá nhiều nên không thể cho rằng là ngẫu nhiên.” Nhưng tôi không đồng ý rằng Tân Ước không bao giờ nói ông là hình bóng của Chúa Giê-su Christ. Tôi vùng vẩy với điều nầy trong một thời gian dài, nhưng tôi đến sự kết luận thế nầy – Giô-sép là hình bóng trong sách Sáng-thế-ký. Thể hiện qua Chúa Giê-su Christ trong bốn sách Phúc Âm. Vì vậy tất cả bốn sách Phúc Âm đã cho chúng ta hình ảnh tượng trưng, thời gian và một lần nữa. Đó là tại sao “sự tương tự quá nhiều nên không thể cho là ngẫu nhiên.” Tiến Sĩ Haldeman nói đúng – Giô-sép hình ảnh của Chúa Giê-su Christ. Tôi sẽ cho quý vị thấy mười lăm ẩn dụ tương đương – mà Giô-sép là hình bóng của Chúa Giê-su Christ.

1. Thứ nhất, cả hai đều được yêu thương bởi Cha của mình

Chúng ta đọc trong Sáng-thế-ký,

“Vả, Y-sơ-ra-ên thương yêu Giô-sép hơn những con trai khác…” (Sáng-thế-ký 37:3).

Y-sơ-ra-ên là tên mới của Gia-cốp. Và Y-sơ-ra-ên thương yêu Giô-sép vô cùng, vượt trên những người khác. Giô-sép là hình bóng.

Khi Chúa Giê-su chịu phép Báp-têm bởi Giăng Báp-tít, có tiếng từ Trời phán rằng,

“Nầy là Con yêu dấu của ta; đẹp lòng ta mọi đàng”
       (Ma-thi-ơ 3:17).

Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, sự ứng nghiệm qua hình ảnh nầy.

2. Thứ hai, cả hai đều bị anh em mình ghét bỏ

Chúng ta đọc trong sách Sáng-thế-ký,

“Các anh thấy cha thương Giô-sép hơn bọn mình, bèn sanh lòng ganh ghét, chẳng có thể lấy lời tử tế nói cùng chàng được” (Sáng-thế-ký 37:4).

Các anh của Giô-sép ghét Giô-sép và không có lời tử tế nói cùng chàng được. Giô-sép là hình bóng.

Các anh em của Chúa Giê-su nói gay gắt với Ngài trong Giăng 7:3, 4. Họ từ chối Ngài và nói, “Hãy tỏ mình cho thiên hạ.” Rồi chúng ta được cho biết, “Các anh em Ngài không tin Ngài” (Giăng 7:5). Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, sự ứng nghiệm qua hình bóng đó.

3. Thứ ba, cả hai đều bị âm mưu chống đối

Chúng ta đọc trong Sáng-thế-ký và thấy các anh Giô-sép nói,

“Bây giờ chúng ta hãy giết nó đi” (Sáng-thế-ký 37:20).

Giô-sép là hình bóng.

Người Pha-ri-si đối xử với Chúa Giê-su cũng giống như vậy, chúng ta được cho biết,

“Từ ngày đó, chúng lập mưu giết Ngài” (Giăng 11:53).

Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm qua hình bóng nầy.

4. Thứ tư, cả hai đều bị lột lấy áo choàng.

Chúng ta đọc trong Sáng-thế-ký,

“Vừa khi Giô-sép đến gần các anh, họ bèn lột áo chàng…”
       (Sáng-thế-ký 37:23).

Giô-sép là hình bóng.

Khi Chúa Giê-su bị đóng đinh, những tên lính “lấy áo xống Ngài … và cũng lột lấy áo dài Ngài” (Giăng 19:23). Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm trong hình ảnh nầy. Giô-sép bị lột trần và bị quăng vào hố. Chúa Giê-su bị lột trần và bị đóng đinh trên cây thập tự. Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm qua hình ảnh nầy.

5. Thứ năm, cả hai đều bị đem qua xứ Ê-díp-tô

Chúng ta đọc trong Sáng-thế-ký rằng Giu-đa, anh Giô-sép nói họ sẽ bán Giô-sép cho những lái buôn đi ngang qua đó, “đem về xứ Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 37:28).

Khi thiên sứ nói với Giô-sép, là cha về phần xác của Chúa Giê-su, rằng vua Hê-rốt sẽ tìm và giết Chúa Giê-su, “Giô-sép bèn chờ dậy, đem Con trẻ và mẹ Ngài … lánh qua nước Ê-díp-tô” (Ma-thi-ơ 2:14). Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm qua hình bóng nầy.

6. Thứ sáu, cả hai đều bị bán với giá của một nô lệ.

Chúng ta đọc trong Sáng-thế-ký thấy rằng các anh Giô-sép kéo chàng lên khỏi hố mà họ đã thẩy vào “và bán chàng với giá hai mươi miếng bạc” (Sáng-thế-ký 37:28). Giô-sép là hình bóng.

Vài ngày trước khi Chúa Giê-su bị đóng đinh, một Môn Đồ của Ngài là Giu-đa, đi đến thầy tế lễ thượng phẩm và nói, “Các thầy bằng lòng trả cho tôi bao nhiêu đặng tôi sẽ nộp Người cho? Họ bèn trả cho nó ba chục bạc” (Ma-thi-ơ 26:15). Hai chục miếng bạc là giá của một nô lệ trong thời của Giô-sép, khoảng 1,759 năm trước khi Chúa Giê-su bị bắt bán với ba mươi nén bạc, là giá của một nô lệ trong thời Chúa Giê-su. Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm trong hình ảnh nầy.

7. Thứ bảy, cả hai đều bị cám dỗ.

Khi Giô-sép bị đem xuống xứ Ê-díp-tô, chàng bị bán cho Phô-ti-pha, là quan thị vệ của Pha-ra-ôn. Chủ đặt Giô-sép cai quản cửa nhà, và phó của cải mình cho chàng hết. Khi Phô-ti-pha đi vắng, vợ của ông đến cám dỗ Giô-sép và nói, “hãy nằm với tôi” nhưng Giô-sép từ chối sự cám dỗ và chạy ra ngoài (Sáng-thế-ký 39:12). Giô-sép là hình bóng.

Trong Tân Ước chúng ta đọc, “Đức Thánh Linh [đưa] Đức Chúa Giê-su đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỷ cám dỗ” (Ma-thi-ơ 4:1). Nhưng Chúa Giê-su trích dẩn Kinh Thánh và chống lại những sự cám dổ. Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm của hình ảnh nầy.

8. Thứ tám, cả hai đều bị kết án sai lầm.

Vợ của Phô-ti-pha nói dối khi bà lên án Giô-sép toan nằm cùng bà (Sáng-thế-ký 39:14-18). Giô-sép là hình bóng.

Trong Tân Ước chúng ta đọc thấy rằng Chúa Giê-su cũng bị làm chứng dối khi Ngài bị mang ra đứng trước thầy cả thượng phẩm trong buổi tối trước khi Ngài chịu đóng đinh. Trong Ma-thi-ơ đoạn 26 chúng ta đọc,

“Sau hết, có hai người đến nói như vầy: Người nầy đã nói: Ta có thể phá đền thờ của Đức Chúa Trời, rồi dựng lại trong ba ngày. Thầy cả thượng phẩm bèn đứng dậy mà nói với Ngài rằng: Những người nầy làm chứng mà kiện ngươi, ngươi không thưa lại gì sao?” (Ma-thi-ơ 26:60-62).

Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm trong hình ảnh nầy.

9. Thứ chín, cả hai đều bị bắt trói lại.

Phô-ti-pha bỏ Giô-sép vào tù vì bị cho là dụ dỗ vợ của ông.

“Bèn bắt chàng đem bỏ vào tù, là nơi cầm các kẻ phạm tội của vua; vậy chàng ở tù tại đó” (Sáng-thế-ký 39:20).

Giô-sép là hình bóng.

Trong Tân Ước, Chúa Giê-su cũng bị bắt trói lại,

“Khi đã trói Ngài rồi, họ đem nộp cho Phi-lát, là quan tổng đốc” (Ma-thi-ơ 27:2).

Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm qua hình ảnh nầy.

10. Thứ mười, cả hai đều bị ở chung với hai người tù khác, một người
được cứu và một người bị bỏ.

“Pha-ra-ôn nổi giận cùng hai quan mình, là tửu chánh và thượng thiện, bèn đem họ cầm ngục tại dinh quan thị vệ là nơi đương cầm Giô-sép” (Sáng-thế-ký 40:2, 3).

Hai ông nầy ở tù chung với Giô-sép. Một người được tha ra, còn một người bị xử tử. Giô-sép là hình bóng.

Trong Tân Ước, Chúa Giê-su bị đóng đinh giữa hai tên trộm cướp.

“Chúng cũng đem hai người đi nữa, là kẻ trộm cướp, để giết cùng với Ngài” (Lu-ca 23:32).

Một người được cứu trên cây thập tự. Người khác đi vào sự hình phạt đời đời. Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm qua hình ảnh nầy.

11. Thứ mười một, cả hai đều được nâng lên sau khi chịu đau đớn.

Trãi qua hàng loạt sự ban phước của Chúa, Giô-sép đã được tha ra khỏi tù, “và Pha-ra-ôn lại nói cùng Giô-sép rằng: Hãy xem! Trẫm lập ngươi cầm quyền trên cả xứ Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 41:41). Ông đã được tha ra khỏi tù và trở thành quan tể tướng trên khắp xứ Ê-díp-tô! Giô-sép là hình bóng.

Trong Tân Ước, chúng ta đọc thấy sự nâng lên của Chúa Giê-su Christ phục sinh.

“Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài Danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến Danh Đức Chúa Giê-su, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quỳ xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Giê-su Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Phi-líp 2:9-11).

Chúa Giê-su Christ là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm trong hình ảnh nầy.

12. Thứ mười hai, cả hai đều khóc.

Ở khúc cuối, các anh của Giô-sép trãi qua một sự đói kém vô phương cứu chữa tại Y-sơ-ra-ên. Để thoát khỏi cảnh chết đói, họ đi xuống xứ Ê-díp-tô để mua lúa gạo. Họ phải mua lương thực đó từ nơi em của họ là Giô-sép, bây giờ là quan tể tướng. Họ không nhận ra Giô-sép, bởi vì Giô-sép cạo râu, ăn mặc giống như người Ê-díp-tô. Năm lần chúng ta thấy trong sách Sáng-thế-ký nói cho chúng ta biết Giô-sép thấy các anh và khóc. Đây là một trong những lần đó,

“Người cất tiếng lên khóc; dân Ê-díp-tô nghe và nhà Pha-ra-ôn nghe nữa” (Sáng-thế-ký 45:2).

Giô-sép là hình bóng.

Trong Tân Ước chúng ta thấy, “Chúa Giê-su khóc” (Giăng 11:35). Một lần nữa, chúng ta thấy Chúa Giê-su khóc về thành Giê-ru-sa-lem,

“Khi Đức Chúa Giê-su gần đến thành, thấy thì khóc về thành”
       (Lu-ca 19:41).

Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm qua hình bóng nầy.

13. Thứ mười ba, cả hai đều tha thứ cho những người sai trái đối với họ.

Trong Sáng-thế-ký chúng ta thấy rằng Giô-sép cuối cùng bày tỏ chính mình ra cho các anh em mình. Họ không nhận ra ông sau những năm xa cách, và vì ông ăn mặc giống như người Ê-díp-tô. Nhưng Giô-sép bày tỏ chính mình cho các anh em và tha thứ họ.

“Người lại nói rằng: Các anh em hãy lại gần tôi. Họ bèn lại gần. Người nói: Tôi là Giô-sép, em mà các anh đã bán đặng bị dẩn qua xứ Ê-díp-tô” (Sáng-thế-ký 45:4).

“Đoạn, người ôm lấy cổ Bên-gia-min, em mình mà khóc; Bên-gia-min cũng ôm cổ người và khóc. Người cũng ôm các anh mình mà khóc. Đoạn anh em nói chuyện cùng người” (Sáng-thế-ký 45:14-15).

Giô-sép là hình bóng.

Trong Tân Ước chúng ta đọc thấy Chúa Giê-su nói, từ trên cây thập tự nhìn xuống những người đã đóng đinh Ngài. Đấng Cứu Chuộc đã nói, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Lu-ca 23:34). Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm qua hình ảnh nầy.

14. Thứ mười bốn, cả hai đều cứu dân của họ

Trong Sáng-thế-ký chúng ta thấy rằng Giô-sép nói với các anh của mình rằng đừng đau lòng về những việc mình đã làm, “Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây trước các anh để giữ gìn sự sống các anh” (Sáng-thế-ký 45:5). Giô-sép là hình bóng.

Trong Tân Ước chúng ta thấy thiên sứ nói rằng, “Khá đặt tên là GIÊ-SU; vì chính Con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Ma-thi-ơ 1:21). Chúa Giê-su nói cũng có thể nói như Giô-sép đã nói, “Đức Chúa Trời sai tôi đến đây trước để giữ gìn sự sống các anh.” Chúa Giê-su là Đấng được tượng trưng, là sự ứng nghiệm qua hình ảnh nầy. Nhưng còn thêm một điều nữa, và đây là một điều rất quan trọng.

15. Thứ mười lăm, Đức Chúa Trời đổi rủi thành may, đổi họa thành
phước những việc con người đã làm.

Cuối cùng, các anh em Giô-sép đến và phủ phục trước ông. Giô-sép bảo các anh đừng sợ hãi. Và Giô-sép nói,

“Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo. Vậy, đừng sợ, tôi sẽ cấp dưởng các anh và con cái các anh. Đoạn, Giô-sép an ủi các anh, và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ” (Sáng-thế-ký 50:20, 21).

Tôi có cần phải nói với quý vị rằng chính Chúa Giê-su Christ đã nói những lời đó với quý vị tối nay,

“Vậy, đừng sợ: Tôi sẽ cấp dưởng các anh và con cái các anh…và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ” (Sáng-thế-ký 50:21).

Chắc chắn rằng Giô-sép là hình bóng, và Chúa Giê-su được ứng nghiệm với hình bóng đó. Vì quá gần tương đương với nhau nên những lời nói đó có thể đến từ miệng của Chúa Giê-su!

“Vậy, đừng sợ: Tôi sẽ cấp dưởng các anh và con cái các anh … và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ” (Sáng-thế-ký 50:21).

Rất dể dàng để tin nhận Chúa Cứu Thế giống như vậy! Ngài sẽ nuôi dưởng bạn. Ngài sẽ an ủi bạn. Ngài sẽ tha thứ cho bạn và rửa sạch tội lổi của bạn qua Huyết Báu của Ngài. Hãy đến và tin nhận Ngài tối nay. Nếu bạn muốn được Chúa Giê-su cứu rổi bạn, xin vui lòng bước ra phía sau phòng nầy ngay bây giờ. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một chổ yên lặng, nơi đó chúng tôi có thể nói chuyện và cầu nguyện cho bạn. Hãy đi ngay bây giờ. Xin mời Bác Sĩ Chan vui lòng đến đây cầu nguyện cho những ai đáp ứng lại với bài giảng nầy.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015.
Hoặc gọi điện thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Lu-ca 24:36-45.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Phước Cứu Chuộc” (bởi Avis B. Christiansen, 1895-1985).


DÀN BÀI CỦA

GIÔ-SÉP – HÌNH ẢNH CỦA CHÚA GIÊ-SU CHRIST

(BÀI GIẢNG SỐ 71 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Đoạn Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các thi thiên phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh” (Lu-ca 24:44, 45).

(Lu-ca 24:25-27)

1.  Thứ nhất, cả hai đều được yêu thương bởi Cha của mình, Sáng-thế-ký
37:3; Ma-thi-ơ 3:17.

2.  Thứ hai, cả hai đều bị anh em mình ghét bỏ, Sáng-thế-ký 37:4;
Giăng 7:3, 4, 5.

3.  Thứ ba, cả hai đều bị âm mưu chống đối, Sáng-thế-ký 37:20;
Giăng 11:53.

4.  Thứ tư, cả hai đều bị lột lấy áo choàng, Sáng-thế-ký 37:23; Giăng 19:23.

5.  Thứ năm, cả hai đều bị đem qua xứ Ê-díp-tô, Sáng-thế-ký 37:28;
Ma-thi-ơ 2:14.

6.  Thứ sáu, cả hai đều bị bán với giá của một nô lệ, Sáng-thế-ký 37:28;
Ma-thi-ơ 26:15.

7.  Thứ bảy, cả hai đều bị cám dỗ, Sáng-thế-ký 39:12; Ma-thi-ơ 4:1.

8.  Thứ tám, cả hai đều bị kết án sai lầm, Sáng-thế-ký 39:14-18;
Ma-thi-ơ 26:60-62.

9.  Thứ chin, cả hai đều bị bắt trói lại, Sáng-thế-ký 39:20; Ma-thi-ơ 27:2.

10.  Thứ mười, cả hai đều bị ở tù chung với hai người khác, một người được
cứu, và một người bị bỏ, Sáng-thế-ký 40:2, 3; Lu-ca 22:32.

11.  Thứ mười một, cả hai đều được nâng lên sau khi chịu đau đớn,
Sáng-thế-ký 41:41; Phi-líp 2:9-11.

12.  Thứ mười hai, cả hai đều khóc, Sáng-thế-ký 45:2; Giăng 11:35;
Lu-ca 19:41.

13.  Thứ mười ba, cả hai đều tha thứ cho những người sai trái với họ,
Sáng-thế-ký 45:4, 14-15; Lu-ca 23:34.

14.  Thứ mười bốn, cả hai đều cứu dân của họ, Sáng-thế-ký 45:5;
Ma-thi-ơ 1:21.

15.  Thứ mười lăm, Đức Chúa Trời đổi rủi thành may, đổi họa thành phước
những việc con người đã làm, Sáng-thế-ký 50:20, 21.