Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐỨC TIN CỦA NÔ-Ê

THE FAITH OF NOAH
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 6 tháng 1 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, January 6, 2013

“Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy” (Hê-bơ-rơ 11:7).


Tối nay, tôi dành ra ít phút để nói về đức tin của Nô-ê. Nô-ê, là một trong những nam nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử. Nếu không có Nô-ê, thì ngày nay không có loài người. Mọi người đều bị nhấn chìm trong cơn Đại Hồng Thủy nếu Nô-ê không đóng chiếc tàu để cứu gia đình mình.

Chúng ta vinh danh ông Charles Martel (688-741) đã cứu Âu Châu ra khỏi sự xâm chiếm của người Hồi Giáo. Chúng ta vinh danh Winston Churchill (1874-1965) đã cứu nền văn minh Tây Phương ra khỏi Hít-le. Chúng ta vinh danh Abraham Lincoln (1809-1865) đã cứu nước Mỹ ra khỏi sự phân chia thành 2 quốc gia nhỏ. Chúng ta vinh danh Tiến Sĩ Martin Luther King (1929-1968) đã cứu quốc gia của chúng ta ra khỏi sự xung đột chủng tộc vào những năm 1960. Chúng ta vinh danh Tổng Thống Reagan (1911-2004), Margaret Thatcher (1925-), và Đức Giáo Hoàng John Paul II (1920-2005) đã cứu thế giới Phương Tây ra khỏi chính thể Cộng Sản. Hầu hết những người lảnh đạo nầy không phải là Cơ Đốc Nhân, nhưng họ đã làm những việc vĩ đại cho thế giới chúng ta. Nhưng, cho dù họ là những nhà lảnh đạo danh tiếng, những gì họ đã làm đều tầm thường và lu mờ đi khi đem so sánh với những gì Nô-ê đã làm. Bạn thấy đó, Nô-ê đã cứu chủng tộc con người từ sự diệt chủng trong cơn Đại Hồng Thủy!

Nô-ê không phải là nhân vật hoạt hình trong sách Trường Chúa Nhật của Thiếu nhi. Nếu tôi có đường chọn lựa thì họ phải ngưng in ra những cuốn sách thuộc loại đó! Nô-ê là một người thật sự, là một anh hùng vĩ đại, là người đã cứu chủng tộc loài người từ sự tàn phá tất cả. Và mỗi Cơ Đốc Nhân phải kính trọng ông và ban cho ông một cái vinh dự cao nhất cho những gì ông đã làm.

Trong ngày cuối của chiến dịch truyền giảng Tin Lành tại thành phố Nữu Ước, Billy Graham đã giảng bài giảng về những ngày của Nô-ê, trong sách Ma-thi-ơ 24:36-39, là đoạn sách mà Tiến Sĩ Chan đã đọc vài phút trước đây trong buổi thờ phượng nầy. Đó là bài giảng chót của chiến dịch truyền giảng Tin Lành của Graham, mà ông đã giảng cho 90,000 người trong Công Viên Flushing Meadows Corona Park, tại thành phố Nữu ước. Trong bài giảng đó, ông Graham nói, “Khi tình cảnh thế giới trở thành giống như những ngày trong thời Nô-ê, bạn có thể nhìn thẳng lên và biết rằng Chúa Giê-su Christ sẽ sớm trở lại” (Billy Graham, Sống trong Tình Yêu Của Đức Chúa Trời, G. P. Putnam’s Sons, 2005, trang 110). Đang khi tôi không đồng ý với Billy Graham trên một vài việc, tôi cho rằng ông hoàn toàn đúng khi ông so sánh thế giới của chúng ta ngày nay với thời điểm mà Nô-ê sống.

Nhưng, bài giảng của tôi tối nay sẽ không tập trung vào những ngày của Nô-ê. Tối nay tôi sẽ nói về “Đức Tin Của Nô-ê” Phần lớn tôi dựa vào chương cuối cùng của quyển sách, Những Ngày Của Nô-ê, của Tiến Sĩ M. R. DeHaan (Zondervan Publishing House, ấn bản 1979, trang 178-184). Hê-bơ-rơ 11:7 nói,

“Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy” (Hê-bơ-rơ 11:7).

Đoạn văn nầy cho chúng ta thấy câu chuyện của Nô-ê chỉ nằm ở trong một câu. Mở đầu và kết thúc của đoạn văn bởi 2 chữ giống nhau, “đức tin” Câu nầy có thể chia ra làm 7 điểm, tất cả đều bày tỏ về đức tin của Nô-ê.

I. Thứ nhất, nền tảng đức tin của Nô-ê.

Mở đầu đoạn văn với những chữ, “Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo…” Đức Chúa Trời mách bảo Nô-ê rằng Nước Lụt sẽ đến. Đó chưa bao giờ xảy ra trước kia. Đó dường như không thể là một thảm họa lớn có thể xảy ra được cho khắp thế giới. Nhưng, bởi đức tin, Nô-ê tin vào những gì Đức Chúa Trời phán. Tiến Sĩ DeHaan nói, “Đức tin thật không đòi hỏi những chứng cớ. Nó không đòi hỏi những dấu hiệu hoặc những âm thanh hoặc…những hiện tượng hay những giấc mơ, bằng chứng của khoa học hoặc khảo cổ học hay những chứng cớ địa lý. Đức tin thật là chỉ chấp nhận vào Lời của Đức Chúa Trời, vì đó là Đức Chúa Trời nói” (ibid., trang 179). Kinh Thánh chép,

“Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (Hê-bơ-rơ 11:1).

“Thực chất” có nghĩa là sự tin chắc hay sự chắc chắn của một sự thật tương lai. Đức tin là “bằng cớ của những việc chẳng xem thấy.” Đức tin không đặt trên những gì chúng ta có thể thấy hoặc cảm giác, nhưng tin chắc chắn vào Đức Chúa Trời “những điều chẳng xem thấy.” Nền tảng của đức tin là tin cậy vào Đức Chúa Trời. Đức tin là “quà tặng của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 2:8). Đức Chúa Trời ban cho Nô-ê đức tin để tin vào những gì Ngài nói về cơn Nước Lụt sẽ đến. Đức tin không đặt trên kinh nghiệm chứng cớ, nhưng tin cậy vào Đức Chúa Trời.

II. Thứ hai, đức tin tự nhiên của Nô-ê.

Đoạn Kinh văn nói, “Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy…” “Những việc chưa thấy.” Điều đó hàm ý rằng cơn Nước Lụt sẽ phủ khắp mặt đất. Bạn thấy đó, chưa có mưa từ trời xuống. Trong đoạn 2 của sách Sáng-thế-ký, chúng ta được cho biết rằng chưa có mưa. Đến khi thời của Nô-ê cũng chỉ có hơi nước dưới đất bay lên như là một lớp sương mù dày đặc. Trong đoạn 2 của sách Sáng-thế-ký chúng ta đọc,

“Giê-hô-va Đức Chúa Trời chưa có cho mưa xuống trên đất…song có hơi nước dưới đất bay lên, tưới khắp cùng mặt đất” (Sáng-thế-ký 2:5, 6).

Trước kia chưa có thấy mưa, nhưng Nô-ê tin cậy vào Đức Chúa Trời khi Ngài mách bảo “về những việc chưa thấy.” Đó mới là đức tin – tin tưởng vào cái gì mà chúng ta không thể giải thích được, nhưng tin cậy nó, bởi vì Đức Chúa Trời phán điều đó. Đức tin dựa vào lòng tin tưởng của chúng ta trong Đức Chúa Trời.

Chúa phán, “Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu” (Công-vụ-các-sứ-đồ 16:31). Nhưng có người nói, “Tôi không thấy Chúa Giê-su đâu cả. Tôi không cảm biết có Ngài. Làm sao tôi có thể tin cậy Ngài được?” Bạn muốn trãi nghiệm bằng chứng cớ. Bạn muốn thấy Chúa Giê-su và cảm nhận Ngài. Nhưng không có một người nào được cứu bởi cách nầy. Bạn phải tin vào Chúa Giê-su bằng đức tin. Giống như Nô-ê đã tin “những việc chưa xem thấy,” vì vậy, bạn phải tin vào Chúa Giê-su là Đấng bạn chưa từng thấy. Kinh Thánh chép,

“Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” (Hê-bơ-rơ 11:6).

III. Thứ ba, động cơ thúc đẩy đức tin Nô-ê.

Kinh văn nói, “Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ…” Nô-ê sợ. Khi Đức Chúa Trời nói cho ông biết về cơn Đại Hồng Thủy, làm cho Nô-ê sợ hãi. Vì vậy ông “thành tâm kính sợ.” Tiến Sĩ DeHaan nói, “Tất cả mọi người đều sợ chết mặc dù họ chấp nhận hay không. Tôi đã nghe người ta khoe khoang, khoác lác, lăng nhục và chửi rủa, và cười chê tôn giáo và đạo Chúa; và tôi cũng đã thấy cùng những [người] nầy rên rĩ và khúm núm giống như những con chó con que quẩy khi đối diện với cỏi đời đời. Bất cứ một ngưòi nào với đầu óc sáng suốt của phải có một vài sự sợ hãi về tương lai và trong ngày phán xét của Đức Chúa Trời. Vâng, Nô-ê đã thành tâm kính sợ trước sự phán xét của Đức Chúa Trời, và điều đó đã làm cho ông đi tìm kiếm sự cứu rổi” (ibid., trang 180).

Kinh Thánh nói rằng, Địa Ngục đang chờ đợi những tội nhân hư mất, Kinh Thánh chép,

“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27).

Chấp nhận rằng bạn khiếp sợ sự phán xét của Đức Chúa Trời, và chạy đến với Chúa Giê-su Christ để nhận được sự cứu rổi. Tiến Sĩ DeHaan nói, “Ấy là một điều nghi vấn nếu như một người nào đó được cứu mà không có yếu tố của sự sợ hãi” (ibid).

IV. Thứ tư, hành động của đức tin Nô-ê.

Kinh văn nói, “Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu…” Đức tin của Nô-ê sản sinh ra hành động. Tin lời cảnh báo của sự nguy hiểm trong ý niệm không thì không đủ. Bạn phải hành động. Bạn có tin Kinh Thánh không? Bạn có tin rằng Đức Chúa Trời sẽ hành phạt tội nhân ngoại trừ họ ăn năn và tin nhận Chúa Giê-su Christ không? Bạn có thể tin tất cả những điều đó nhưng bạn vẩn còn lạc mất, ngoại trừ chính cá nhân bạn tin nhận Chúa Giê-su Christ bằng hành động bởi đức tin. Người ta thường nói, “Bạn không cần làm bất cứ điều gì để được cứu.” Nhưng sự thật thì ngược lại. Bạn không cần làm bất cứ điều gì để bị lạc mất! Chúa Giê-su phán, “Ai không tin thì đã bị đoán xét rồi” (Giăng 3:18). Bạn đã bị đoán xét rồi và lạc mất. Khi người cai ngục hỏi Phao-lô, “Tôi phải làm gì để được cứu?” Phao-lô không nói rằng, “Không cần làm bất cứ điều gì.” Không! Sứ đồ nói với ông rằng, “Hãy tin Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà ngươi đều sẽ được cứu” (Công-vụ-các-sứ-đồ 16:31). Bạn có tin nhận Chúa Giê-su Christ bằng đức tin chưa? Bạn có đến với Đấng Cứu Chuộc để nhận được sự cứu rổi chưa?

V. Thứ năm, mục tiêu của đức tin Nô-ê.

Kinh văn nói, “Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình…” Nô-ê không thỏa mản với chính mình được cứu. Ông cũng rất quan tâm đến sự cứu rổi gia đình của ông. Ông muốn gia đình của ông được cứu, vì vậy ông sửa soạn chổ cho họ trong chiếc tàu. Ông “đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình.” Tiến Sĩ DeHaan nói, “Đây là một bằng chứng chắc chắn nhất của [một người thật sự được biến đổi]. Khi một người thật sự được cứu, người ấy trở thành một người quan tâm đến những người khác, bắt đầu cho người nhà của mình…tôi thường quan sát và thấy sau khi một người thật sự tiếp nhận Chúa Giê-su Christ, lập tức họ trở thành người [quan tâm] đến cha, mẹ, con trai hay con gái – Sau khi quỳ gối cầu nguyện tiếp nhận Chúa Giê-su Christ, họ có thể la lên ‘Bây giờ tôi sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi nào tôi đem mẹ và cha của tôi đến với Chúa Giê-su Christ.’ Hảy thử chính bạn với nguyên tắc nầy, nó sẽ bày tỏ ra sự thật và sâu nhiệm của đời sống tâm linh bạn là thế nào... Vâng, Nô-ê “đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình” (ibid., trang 181-182).

VI. Thứ sáu, bằng chứng về đức tin của Nô-ê.

Đoạn kinh văn nói, “Bởi đức tin, Nô-ê…đóng một chiếc tàu…bởi đó người định tội thế gian.” Đóng một chiếc tàu là để cứu Nô-ê. Nhưng đó cũng là bằng chứng cho một thế giới không tin. Kinh Thánh gọi “Nô-ê là người thứ tám, một người giảng đạo công bình” (2 Phi-e-rơ 2:5). Ngày nầy qua ngày kia Nô-ê giảng về sự phán xét của Đức Chúa Trời qua cơn Đại Hồng Thủy. Ngày kia qua ngày nọ Nô-ê nài xin người ta ăn năn để được cứu. Lời giảng dạy của Nô-ê, và con tàu đó, là bằng chứng cho những người hư mất thời đó. Ấy là sự thật mà không ai chịu tin nhưng gia đình Nô-ê được biến đổi bởi sự giảng dạy của ông. Nhưng Đức Chúa Trời ít quan tâm đến bao nhiêu người được cứu qua lời chứng của chúng ta hơn là lời chứng trung thành đến một tội nhân, một thế giới hư mất. Khi các trường cao đẳng và đại học đã mở trở lại, tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều bạn tự mình sẽ chiến thắng linh hồn, và đem vào Hội thánh những tên và số điện thoại để gọi. Và cũng làm việc mỗi tuần để đem những người bà con và bạn bè còn hư mất đến với Hội thánh để nghe giảng Phúc Âm.

VII. Thứ bảy, phần thưởng bởi đức tin của Nô-ê.

Còn một nét đặc biệt khác về đức tin của Nô-ê. Chúng ta đã đi qua căn bản, tự nhiên, động cơ, hành động, mục tiêu, và bằng chứng của đức tin ông. Bây giờ chúng ta đi đến một điểm chót – phần thưởng của đức tin. Phân đoạn chép,

“Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy” (Hê-bơ-rơ 11:7).

Nô-ê không phải là người vô tội. Ông là một tội nhân hư mất giống như bao nhiêu người khác. Nhưng sự công chính của Chúa Giê-su Christ đã đổ trên ông bởi vì ông tin cậy Đức Chúa Trời và đóng tàu. Hãy nhớ rằng chiếc tàu tiêu biểu cho Chúa Giê-su Christ. Nô-ê tin vào những gì Đức Chúa Trời nói về Chúa Giê-su Christ. Nô-ê bước vào tàu giống như bạn phải đến với Chúa Giê-su Christ. Nô-ê liều mình giao cả linh hồn lẩn đời sống mình vào khả năng của chiếc tàu để được cứu. Và bạn cũng phải liều mình giao cả linh hồn lẩn đời sống bạn vào Chúa Giê-su Christ để được cứu. Bạn phải đến với Chúa Giê-su Christ, như Nô-ê đã bước vào trong tàu. Bạn phải tin nhận Chúa Giê-su Christ, như Nô-ê đã tin vào, và nương tựa vào chiếc tàu.

Và bạn phải đến với Chúa Giê-su Christ trong khi cánh cửa còn đang mở. Chiếc tàu chỉ có một cửa. Sau khi cánh cửa đã đóng lại, tất cả hy vọng đều tan biến! Con người không thể lấy một chiếc tàu khác để đến sự an toàn, bởi vì không có chiếc tàu nàu khác! Tiến Sĩ DeHaan nói, “Tôi tin chắc rằng sau khi cơn mưa bắt đầu trút xuống, và sấm chớp vang rền, gió cuốn, và nước dâng lên, có [nhiều] người muốn [vào chiếc tàu khác] – bất cứ chiếc tàu nào – nhưng chỉ có một, và không có [một cái] nào khác. Họ đã bỏ lở cơ hội vào tàu. Họ đã [chờ đợi] một ngày quá dài… [Như khi cơn Nước Lụt trút xuống] hoang mang làm sao,…hoảng sợ và sự kinh hãi đè nặng trên con người! Tiếng rên rỉ và than khóc và tiếng đập mạnh vào cửa tàu làm sao! Họ điên cuồng, chạy tán loạn đến chiếc tàu mà họ đã xem thường! [Nhưng điều là vô dụng] – cửa đã đóng! Họ đã bỏ lở cơ hội vào tàu! (ibid, trang 183, 184). ĐÃ QUÁ TRỂ!

Chúa Giê-su nói, “Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con Người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, khi Con Người đến cũng như vậy” (Ma-thi-ơ 24:37-39). Có nhiều dấu hiệu cho chúng ta thấy rằng chúng ta cũng đang sống trong thời điểm giống như vậy, “như những ngày Nô-ê đã sống.” Trong khi những người khác chỉ quan tâm đến đời sống vật chất của họ, tôi muốn mời bạn hãy ăn năn và đến với Chúa Giê-su để được cứu trước khi quá trể – quá trể đời đời! Xin kính mời Ông Lee, thay mặt chúng tôi để cầu nguyện.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến Sĩ Kreighton L. Chan: Ma-thi-ơ 24:37-42.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Ta Thắng Nhờ Đức Tin” (bởi John H. Yates, 1837-1900).


DÀN BÀI CỦA

ĐỨC TIN CỦA NÔ-Ê

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy” (Hê-bơ-rơ 11:7).

I.    Thứ nhất, nền tảng đức tin của Nô-ê, Hê-bơ-rơ 11:7a; 1; Ê-phê-sô 2:8.

II.   Thứ hai, đức tin tự nhiên của Nô-ê, Hê-bơ-rơ 11:7b;
Sáng-thế-ký 2:5, 6; Công-vụ-các-sứ-đồ 16:31; Hê-bơ-rơ 11:6.

III.  Thứ ba, động cơ thúc đẩy đức tin của Nô-ê, Hê-bơ-rơ 11:7c; 9:27.

IV.  Thứ tư, hành động của đức tin Nô-ê, Hê-bơ-rơ 11:7d; Giăng 3:18;
Công-vụ-các-sứ-đồ 16:31.

V.   Thứ năm, mục tiêu của đức tin Nô-ê, Hê-bơ-rơ 11:7e.

VI.  Thứ sáu, bằng chứng của đức tin Nô-ê, Hê-bơ-rơ 11:7f; 2 Phi-e-rơ 2:5.

VII. Thứ bảy, phần thưởng của đức tin Nô-ê, Hê-bơ-rơ 11:7g;
Ma-thi-ơ 24:37-39.