Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




LÒNG ĐAU THƯƠNG

THE BROKEN HEART
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 29 tháng 7 năm 2012
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, July 29, 2012

“Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Đức Chúa Trời không khinh dể đâu” (Thi Thiên 51:17).


Bài giảng nầy tôi phỏng theo một bài đã được giảng bởi Robert Murray McCheyne (1813-1843). Mặc dù ông qua đời ở độ tuổi ba mươi, McCheyne đã được dùng rất nhiều trong những cuộc truyền giảng phấn hưng tại bản xứ Scotland của ông. Ông cũng như bao nhiêu người Do Thái khác tin rằng Chúa Jê-sus sẽ trở lại trần gian trị vì trong một ngàn năm bình an, sẽ khôi phục lại quốc gia Do Thái và thay đổi thời đại sau cùng nầy. Ông nói, “Sự phục hưng Y-sơ-ra-ên sẽ như là sương mốc từ Chúa.” Duncan Matheson có nói về vị mục sư trẻ như vầy, “Ông giảng với một con dấu đời đời in trên trán.” Bây giờ tôi dâng cho bạn một trong những bài giảng vô tận của McCheyne, và tôi hy vọng rằng nó sẽ hướng dẩn một số quý vị kinh nghiệm được tình yêu thương và sự bình an mà Chúa Giê-xu ban cho những ai có “tấm lòng đau thương và thống hối.”

“Của lể đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Thiên 51:17).

Trong tiếng Hê-bơ-rơ dịch chữ “contrite hoặc ăn năn hay hối hận” có nghĩa là “bị nghiền nát”. Đa-vít nói đến “một tấm lòng bị tan vỡ, một tấm lòng bị nghiền nát”. McCheney nói: “Không có thi-thơ nào bày tỏ đầy đủ hơn về kinh nghiệm của một linh hồn sám hối: sự xưng ra tội lổi cách khiêm nhường của mình (câu 3, 4, 5); sự mong muốn mãnh liệt để được tha thứ qua dòng huyết của Chúa Giê –xu Christ (câu 7); lòng khao khát tấm lòng trong sạch (câu 10); lòng ao ước để dâng lên điều gì đó cho Đức Chúa Trời cho tất cả lợi ích của Ngài…Ông sẽ trao cho [Chúa] một tấm lòng tan vở (câu 16, 17). Cũng giống như xưa họ giết những con chiên để làm của lể dâng về tạ ơn, cho nên ông nói ông sẽ dâng lên cho Chúa tấm lòng đau thương và tan vỡ. Tôi cầu nguyện rằng bạn cũng sẽ đến với Chúa tối nay và dâng lên cho Chúa tấm lòng tan vỡ.

Dưới sự giao ước mới chúng ta biết rằng, “Chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình” (1 Giăng 3:15). Đa-vít đã là kẻ giết người. Vì vậy theo ý của tôi là, trong hệ thống tôn giáo ngày nay, tốt hơn hết thì nên xem những gì đã xảy ra cho Đa-vít trong Thi Thiên theo cách diển ý của Tân Ước để dể hiểu. Chúng ta sẽ phân tích đoạn văn nầy.

“Của lể đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Thiên 51:17).

I. Thứ nhất, tấm lòng thiên nhiên thì không bị tan vỡ.

Không có cái gì có thể phá vỡ tấm lòng thiên nhiên của con người. Người ấy có thể kinh nghiệm sự khoan dung, nổi u sầu, và thậm chí ngay cả sự chết cũng không có thể làm tấm lòng tan vở, một tấm lòng mềm mại và dể uốn nắn trong con mắt Thiên Chúa. Minh hoạ tuyệt vời trong Kinh Thánh là tấm lòng cứng cỏi của Pha-ra-ôn trong sách Xuất-ê-díp-tô-ký. Mặc dù sự đoán phạt cứ liên tục đổ xuống trên ông, ông vẩn liên tục từ chối lời đề nghị của Môi-se và A-rôn, “ông rắn lòng, chẳng nghe Môi-se và A-rôn chút nào” (Xuất-ê-díp-tô-ký 8:15). Ngay cả khi đứa con trai đầu lòng của mình bị chết dưới sự đoán phạt của Đức Chúa Trời, lòng ông vẩn cứng cỏi. Chúng ta thấy người đàn ông giàu có ở trong địa ngục cũng vậy, cũng có tấm lòng cứng cỏi, bị đau đớn khổ sở như vậy mà cũng còn tranh luận với Áp-ra-ham! (Luca 16:30). Sự chết và địa ngục cũng không làm cho ông có tấm lòng mềm mại và sự học hỏi trong đó! Ông cũng không ăn năn trong tội lổi mình, trong đời sống ngoài Chúa của ông! Khi Chúa Giê-xu chữa lành cho một người bị teo tay, Ngài cũng “đau buồn vì lòng họ cứng cỏi” (Mác 3:5). Tấm lòng của họ cứng cỏi không chịu ăn năn mặc dù đã thấy phép lạ của Ngài làm. Sứ đồ Phao-lô nói rằng họ đã xem thường lòng tốt của Đức Chúa Trời, cứng lòng và không chịu ăn năn. (Rôma 2:5). Luật pháp, phúc âm, từ bi, hoạn nạn, sự chết, và địa ngục thậm chí cũng không phá vỡ được tấm lòng thiên nhiên của một con người chưa được biến đổi! Tấm lòng của họ cứng hơn đá. Trong vũ trụ không có gì cứng cỏi hơn là tấm lòng của một con người chưa được biến đổi. Tiên tri Giê-rê-mi nói, “chúng nó tự làm cứng mặt hơn vầng đá” (Giê-rê-mi 5:3).

Tại sao tấm lòng của người chưa được cứu cứng cỏi như vậy? Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng có một cái màn che lòng họ lại. Kinh Thánh chép, “cái màn ấy vẩn còn ở trên lòng họ” (2 Cô-rinh-tô 3:15). Tấm lòng thiên nhiên không tin vào Kinh Thánh, không tin vào sự nghiêm chỉnh của pháp luật, không tin vào sự đoán phạt ngày sau. Sự che đậy, hoặc cái màn, che mắt của họ làm họ không thấy được sự thật.

Thứ hai, Sa-tăn, là ma quỷ đã chiếm hữu tấm lòng của họ. Nó là “thần hành động trong các con bạn nghịch” (Ê-phê-sô 2:2). “Ma quỷ… cướp lấy đạo từ trong lòng họ” (Lu-ca 8:12).

Thứ ba, họ đã “chết vì lầm lổi và tội ác mình” (Ê-phê-sô 2:1). Linh hồn đã chết thì không nghe được những gì rao giảng. Những linh hồn chết thì không cảm thấy được sự kết án của tội lổi. Những linh hồn chết thì “tấm lòng …tối tăm” (Ê-phê-sô 4:18), họ “mất sự cảm biết” (Ê-phê-sô 4:19).

Thứ tư, họ hy vọng có sự an toàn trong sự nương náu giả dối. Tiên tri Ê-sai nói, “Chúng ta lấy sự nói dối là nơi nương náu, sự gian lận làm nơi ẩn mình” (Ê-sai 28:15). Họ hy vọng có sự an toàn trong sự tin tưởng vào học thuyết của Kinh Thánh, trong sự cầu nguyện, dâng hiến cho Hội Thánh, vào thánh lễ báp-têm, hoặc nương náu vào những sự giả dối khác.

Hãy cầu xin Chúa giữ bạn khỏi sự nguyền rủa của sự chết, một tấm lòng chưa được tan vỡ, bởi vì bạn đang đứng trên mặt đất trơn. Nó sẽ sớm bị trôi đi. Và hơn thế nữa, bạn không có hy vọng thật sự trừ khi bạn đến với Chúa Giê-xu.

II. Thứ hai, tấm lòng thức tỉnh bị đau thương nhưng chưa bị tan vỡ.

“Của lể đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Thiên 51:17).

Có một tấm lòng thức tỉnh là một điều tốt, một tấm lòng đã bị thương, nhưng không phải nhiêu đó là đủ. Tấm lòng của bạn phải được tan vỡ. Và sự nhận thức về một tấm lòng thức tỉnh sửa soạn cho một tấm lòng bị tan vỡ. Làm thế nào để nhận thức được một tấm lòng thức tỉnh?

Luật pháp làm bị thương trước tiên. Khi Đức Chúa Trời cứu một tội nhân, Ngài làm cho người đó suy nghĩ về những tội lổi mình đã phạm trước luật pháp của Ngài. Kinh Thánh chép,

“Đáng rủa thay là kẻ không bền đổ trong mọi sự đã chép ở sách luật, đặng làm theo những sự ấy” (Ga-la-ti 3:10).

Những tội lổi trong đời sống của bạn, và của tấm lòng bạn, xem ra dường như khủng khiếp khi Đức Thánh Linh đụng chạm đến tấm lòng của bạn.

Những tội nhân sau đó nhận thức được rằng mình đã phạm tội chống nghịnh lại Đấng Thánh cao cả. Bạn sẽ nói, “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa” (Thi Thiên 51:4).

Thương tổn thứ ba đến từ khi bạn nhận thức rằng sự bất lực của bạn không thể thay đổi đời sống bạn được tốt hơn. Tấm lòng của bạn vẩn chưa được tan vỡ. Lòng bạn tăng lên sự chống đối Thiên Chúa bởi vì sự nghiêm nhặt của luật pháp Ngài, và bởi vì bạn không có tạo niềm tin trong Chúa Giê-xu Christ. Bạn cảm thấy giận dữ với Chúa vì Ngài để bạn trong tình cảnh khốn khổ nầy. Điều nầy cho thấy rằng tấm lòng của bạn chưa được tan vỡ. Bạn cảm thấy đáng buồn cho chính bạn và buồn giận vì Chúa không giúp đỡ bạn.

Nên hiểu rằng bị kết án là một lẻ, và được cứu là một lẻ. Đừng ngừng nghĩ trong sự nhận thức tội lổi! Bạn vẩn chưa được biến đổi.

III. Thứ ba, trong sự biến đổi tấm lòng bị tan vỡ theo hai cách.

Trước tiên, tấm lòng của bạn sẽ được tan vỡ tức sự công chính của mình. Khi Đức Thánh Linh kéo bạn đến Chúa Giê-xu, Đấng đã chịu khổ, tấm lòng bạn sẽ tan vỡ khỏi sự tìm kiếm sự cứu rổi bằng những gì bạn làm. Bạn sẽ thấy rằng bạn chỉ được cứu khi bạn đến với Chúa Giê-xu. Bạn sẽ nói như David Brainerd, “Tôi tự hỏi tại sao tôi nghĩ đến có sự cứu rổi trong những cách khác.” Và ân điển của Chúa Giê-xu xem thật tuyệt vời! Bạn có tấm lòng đau thương nầy không – đau thương khi suy nghĩ về Chúa Giê-xu đã chịu chết trên thập tự giá để trả cho tội lổi của bạn, và ban cho bạn sự công bình của Ngài? Bạn sẽ không còn phải tìm kiếm sự đảm bảo trong sự cứu rổi nào nữa. Bây giờ bạn chỉ nhìn xem Chúa Giê-xu là cội rể cuối cùng của đức tin. Là nhìn đến tấm lòng yêu thương của Chúa Giê-xu đã làm tan vở tấm lòng khỏi sự công bình của chính mình. Ôi, cầu xin cho những tấm lòng tan vỡ như vậy! Sự kiêu ngạo sẽ bị loại trừ. Bạn sẽ nói, “Xứng đáng thay Chiên Con đã bị giết” cho tôi! (Khải Huyền 5:12).

Chúa hãy còn kêu gọi! Tôi không thể ở lại;
   Lòng của tôi tận hiến không trễ nải;
Thế gian hão huyền, tạm biệt! từ ngươi ta lìa;
   Tiếng Chúa vang đến tấm lòng tôi!
(“God Calling Yet” (Chúa Hãy Còn Kêu Gọi)
     bởi Gerhard Tersteegen, 1697- 1769;
     dịch bởi Jane L. Borthwick, 1813-1897).

Song, thứ nhì, lòng của bạn sẽ tan vỡ ra khỏi tình yêu của tội lổi. Khi bạn thật sự tin cậy Chúa Giê-xu Christ, bạn sẽ ghét và tránh xa tội lổi. Bạn sẽ ghê tởm tội lổi bởi vì nó ngăn cách bạn với Đức Chúa Trời. Bạn sẽ không thích tội lổi vì nó đã đóng đinh Chúa Giê-xu, làm tâm linh Ngài nặng trỉu, làm mồ hôi Ngài như giọt máu lớn, đổ huyết ra, và phải chịu chết. Bạn sẽ chán ghét tội lổi, vì nó đưa bạn đến sự đau khổ, bất hạnh. Bạn sẽ hối tiếc cho tội lổi của mình vì đã chống lại tình yêu thương của Chúa Giê-xu.

IV. Thứ tư, những ích lợi của một tấm lòng tan vỡ

“Của lể đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương; Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Thiên 51:17).

Một tấm lòng đau thương thống hối sẽ giữ cho bạn khỏi xúc phạm đến sự giảng dạy về thập tự giá. Một tấm lòng không được biến đổi thì bị xúc phạm bởi sự giảng dạy nầy. Nhiều người không thích nó. Một số khác nghĩ rằng không có gì hơn chỉ là điều khờ dạy. Thậm chí một số người rời khỏi Hội Thánh vì họ bị xúc phạm bởi lời giảng về sự cứu rổi qua thập tự giá. Kinh Thánh chép

“Lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại” (1 Cô-rinh-tô 1:18).

Một lần nữa, Kinh Thánh chép,

“Lắm người có cách ăn ở như là kẻ thù nghịch thập tự giá của Đấng Christ” (Phi-líp 3:18).

Nhưng một tấm lòng tan vỡ không thể bị xúc phạm bởi sự giảng dạy về thập tự giá. Một tấm lòng tan vở có thể ngồi lại để nghe về sự công bình của Chúa Giê-xu Christ đã chịu chết trên thập tự giá chứ không phải bởi việc làm! Một tấm lòng tan vở thì thích nghe sự công bình của loài người bị đạp lên và đánh tan thành tro bụi!

Cũng vậy, một tấm lòng đau thương được yên nghĩ trong Chúa Giê-xu. Tấm lòng chưa được biến đổi thì không bao giờ được nghĩ yên.

“Những kẻ ác giống như biển đang động, không yên lặng được, thì nước nó chảy ra bùn lầy” (Êsai 57:20).

Tấm lòng thức tỉnh không có nghĩ yên. Phiền muộn và đau khổ ở trong tấm lòng của những người nhận thức được tội lổi, nhưng phủ nhận không tin cậy vào Chúa Giê-xu. Nhưng những tấm lòng tan vỡ thật sự thì nương mình vào Chúa Giê-xu. Và sự công bình của Chúa Giê-xu đụng chạm đến họ và cất đi những sự sợ hãi. Tình yêu của Chúa Giê-xu “cất bỏ sự sợ hãi” (1 Giăng 4:18). Một tấm lòng tan vỡ thì hoàn toàn thỏa mản với Chúa Giê-xu. Ngài là trọn vẹn và đủ trong chúng. Bạn có hoàn toàn vui thỏa trong Chúa Giê-xu không? Tấm lòng đau thương của bạn có đủ để cho bạn đến với Ngài và tin cậy Ngài không? Hoặc là bạn vẫn còn đấu tranh để tìm hiểu, hoặc là đấu tranh để tìm sự đảm bảo? Tôi cầu nguyện để cho bạn có thể từ bỏ những cuộc đấu tranh đó, và tin cậy vào Chúa Giê-xu, và chỉ một mình Chúa Giê-xu mà thôi! Xin vui lòng đứng lên và hát bài số 8 trong bài hát của bạn.

Xin vui lòng đứng lên và hát bài thánh ca đó. Nếu bạn chưa nhận được sự cứu rổi, và bạn muốn nói chuyện với Tiến sĩ Cagan và tôi về vấn đề nầy, xin vui lòng bước vào phòng phía sau trong khi chúng tôi hát. Chúng tôi sẽ đi với bạn đến phòng khác để tư vấn thêm và cầu nguyện cho bạn.

Hãy đến, những ai mệt mỏi, nặng gánh,
   Bầm dập và nát tan bởi sự vấp ngã;
Nếu bạn chờ đợi cho đến khi bạn tốt hơn
   Bạn sẽ không bao giờ đạt tới cả;
Không phải công bình, không phải công bình,
   Chúa Giê-xu đến để gọi tội nhân;
Không phải công bình, không phải công bình,
   Chúa Giê-xu đến để gọi tội nhân.
(“Come, Ye Sinners” (Hãy Đến, Tội Nhân) bởi Joseph Hart, 1712-1768)

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến sĩ Kreighton L. Chan: Thi Thiên 34:15-18.
Đơn ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
      “God Calling Yet” ‘Chúa Hãy Còn Kêu Gọi’ (bởi Gerhard Tersteegen, 1697-1769).


DÀN BÀI CỦA

LÒNG ĐAU THƯƠNG

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Của lể đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương; Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (Thi Thiên 51:17).

(1 Giăng 3:15)

I.   Thứ nhất, tấm lòng thiên nhiên thì không bị tan vỡ, Xuất-ê-díp-tô-ký 8:15;
Lu-ca 16:30; Mác 3:5; Rô-ma 2:5; Giê-rê-mi 5:3; 2 Cô-rinh-tô 3:15;
Ê-phê-sô 2:1; Lu-ca 8:12; Ê-phê-sô 2:1; 4:18, 19; Ê-sai 28:15.

II.  Thứ hai, tấm lòng thức tỉnh bị đau thương nhưng chưa bị tan vỡ
Ga-la-ti 3:10; Thi Thiên 51:4.

III. Thứ ba, trong biến đổi tấm lòng bị tan vỡ theo hai cách.
Khải-huyền 5:12

IV. Thứ tư, những ích lợi của một tấm lòng bị tan vỡ, 1 Cô-rinh-tô 1:18;
Phi-líp 3:18; Ê-sai 57:20; 1 Giăng 4:18.