Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




TÔI THÍCH GIÁNG SINH –
PHỎNG THEO TIẾN SĨ JOHN R. RICE

I LOVE CHRISTMAS – ADAPTED FROM DR. JOHN R. RICE
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Báp-tít Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 18 tháng 12 năm 2011
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord's Day Evening, December 18, 2011

“Khi vào đến nhà, thấy con trẻ cùng Ma-ri, mẹ Ngài, thì sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài; rồi bày của quí ra, dâng cho Ngài những lễ vật, là vàng, nhũ hương, và một dược” (Ma-thi-ơ 2:11).


Tiến sĩ John R. Rice (1895-1980) là một Cơ-đốc Nhân chân chính và khôn ngoan. Tối hôm nay tôi sẽ cho bạn những điểm chính trong bài giảng của ông, “Tôi Thích Mùa Giáng Sinh.” Bài giảng được thu ngắn lại và một vài phần hơi khác đi. Tiến sĩ Rice nói:

Tôi thích mùa Giáng Sinh. Tôi rất thích thú để giảng những đề tài Giáng Sinh như là về các thiên sứ, những gã mục đồng, máng cỏ, sanh bởi nữ đồng trinh, các nhà thông thái. Tôi thích nghe những bài nhạc hát mừng Giáng Sinh. Có một dịp vui mừng, hớn hỡ của việc thờ phượng trong gia đình của chúng tôi, và cảm ơn Chúa, từ trong tấm lòng của tôi, suốt qua mùa Giáng Sinh. Tôi thích họp mặt lại với những người thân yêu của tôi và gia đình trong dịp Giáng Sinh. Tôi thích tặng quà và vui vẽ khi dược nhớ đến bởi những người thân yêu của tôi và bạn bè. Tôi yêu thích mùa Giáng Sinh (Tiến sĩ John R. Rice, Tôi Thích Mùa Giáng Sinh ‘I Love Christmas,’ Gươm của Đức Chúa Trời ‘Sword of the Lord,’ 1955, trang 7).

Nhưng Tiến sĩ Rice chỉ ra rằng một số người “thấy chua chát, gắt gỏng, và đầy sự chống đối về Giáng Sinh” (như trích dẩn). Họ phê phán những ai đón mừng sự sanh ra của Chúa Giê-su Christ.

I. Thứ nhất, họ nói rằng Lễ Giáng Sinh không phải là ngày sinh nhật của Chúa Giê-su Christ.

Đúng là chúng ta không biết được chính xác ngày mà Chúa Giê-su sanh ra. Kinh Thánh không có nói cho chúng ta biết. Nhưng đó không phải là sự sai trật hay lỗi lầm để nhớ đến sự sanh ra cùa Chúa Giê-su Christ vào Ngày Giáng Sinh.

Tiến sĩ Rice đã có một lần biết đến một cô gái nhỏ sanh vào ngày 29 tháng Hai, năm nhuận. Cứ mỗi bốn năm thì xuất hiện ngày đó, hoặc năm nhuận, ông ta chỉ ra rằng không có gì sai cho cha mẹ cô ta mừng sinh nhật của cô vào ngày 28 tháng Hai, khi nó không phải là ngày sanh chính xác của cô ta.

Ngày 25 tháng Mười Hai thì rất gần với ngày sinh ra của Chúa Giê-su Christ mà chúng ta có thể đến. Chúng tôi rất quí mến Chúa Giê-su, và chúng tôi mong muốn mọi người đều nhớ đến sinh nhật của Ngài. Chúng ta muốn dạy con trẻ của chúng ta về một em bé nằm trong máng cỏ, về những nhà thông thái từ phương Đông đến thờ lạy Ngài, về thiên sứ báo tin cho Ma-ri và ban hát thiên sứ [đã hát] cho những gả mục đồng. Và tại sao ngày 25 tháng Mười Hai không phải là ngày tốt cho sự đó như những ngày khác? Bạn có nghĩ đó là sự sai trái để nhớ đến ngày sinh ra của Chúa Giê-su Christ vào ngày đó mà gần nhất mà chúng ta có thể đến cho ngày sinh nhật của Chúa Giê-su Christ không?

II. Thứ hai, họ nói rằng Giáng Sinh chỉ có nghĩa là “Lễ Mét của Đấng Christ ‘Christ’s Mass’”.

Họ nói rằng Giáng Sinh đến từ Lễ Mét của Đấng Christ (Christ’s Mass), được đề xướng bởi người Công Giáo, và vì thế cho nên Tin Lành không được giữ lấy nó. Sự chống đối đó dường như là một sự hơi khờ dại đối với tôi.

[Có nhiều thành phố hay làng xã ở Cali mang tên từ Công Giáo. Los Angeles nguyên thủy là tên từ Công Giáo. Nhưng chúng ta không nghĩ về Công Giáo khi chúng tôi dùng cái tên “Los Angeles.” Chúng ta không nghĩ về Công Giáo khi chúng ta nói “San Diego,” hay “San Francisco,” hoặc “Sacramento.”] Tên là cái tên, không cần biết căn nguyên là gì.

Cơ-đốc Phục Lâm (Seventh Day Adventist) đôi khi làm lớn chuyện tự sự việc mà chúng ta thờ phượng vào Chúa Nhật (Sunday), và Chúa Nhật (Sunday) đến từ sự thờ phượng Mặt Trời (Sun). Tôi đáp rằng Thứ Bảy (Saturday) là thờ thần tà giáo có tên là Xa-tuya (Saturn)! Nhưng không ai mà nghĩ đến thờ phượng Mặt Trời (Sun) khi họ dung chữ “Chúa Nhật (Sunday)” ngày nay hết. Điều đó là khờ dại để làm một sự phân biệt luận nhân tạo trong khi không tồn tại trong tâm trí và tấm lòng của những người mà tôn trọng Giáng Sinh. Tháng Giêng là tên của một vị thần La-mã Janus. Như vậy Cơ-đốc Nhân phạm tội lỗi khi họ nói lên tên tháng đó hay sao? Đối với mỗi một người ý thức, Giáng Sinh đơn giản có nghĩa là Giáng Sinh. Nó không có nghĩa Lễ Mét nào hết. Công Giáo có thể nhận xét nó là Lễ Mét, nhưng người Tin Lành thì không.

III. Thứ ba, họ nói rằng Giáng Sinh trước kia là ngày lễ ngoại đạo.

Tôi cho rằng Giáng Sinh trước kia là ngày lễ ngoại đạo. Biện luận nầy không quan trọng. Người ngoại đạo làm điều gì đó mỗi ngày. Họ có những nghi lễ về sự gieo hạt và sự thu hoạch, về những điểm chí, và những trăng mới. Cho nên, nếu người ngoại đạo dùng ngày hai mươi lâm của tháng Mười Hai cho sự thờ cúng thần tượng, thì tại sao Cơ-đốc Nhân không thể dùng ngày đó để tôn kính Chúa Giê-su Christ và sự sanh ra của Ngài? Cho dù chúng ta dùng ngày nào để nhớ về sự sanh ra của Đấng Christ đi chăng, thì nó cũng sẽ là ngày mà một người nào đó dùng cho những lý do không chánh đáng. Nhưng, cảm tạ Đức Chúa Trời, vì bây giời mỗi ngày điều thuộc về Chúa Giê-su Christ, và không có ngày nào thuộc về những thần ngoại đạo, kể cả ngày 25 tháng Mười Hai! Ngày 25 tháng Mười Hai cũng phải được dùng để tôn kình Ngài, trong cách nầy hay cách kia.

IV. Thứ tư, họ nói những cây Nô-en và sự trang hoàng là sự kinh tởm.

Vài người nói rằng Kinh Thánh cấm có cây Nô-ên trong Giê-rê-mi 10:3-4. Nhưng phân đoạn Kinh Thánh đó không phải nói về cây Nô-ên. Nó nói về những thần tượng đẽo bằng cây, lấy bạc vàng mà trang sức. Và cả phân đoạn cho biết tượng thần làm bằng bạc vàng công phu và đắt giá như thế nào, và mặc áo tím. [Lời ghi chú của Tiến sĩ Hymers: phân đoạn nầy không thể nào nói về cây Nô-ên vì hai lý do (1) không có Giáng Sinh và những cây Nô-ên trong thời của Giê-rê-mi (2) không có ai ngày nay thờ cây Nô-ên.] Không, Kinh Thánh không có cấm những cây Nô-ên. [Nó không tội lỗi gì hơn bó hoa mà nhiều người để trong nhà và nhà thờ vào mùa Giáng Sinh.]

Có sự hại nào trong việc trang trí nhà bằng cây nhựa rơi, tầm gửi, hoặc những cây thương xanh khác không? Không hơn kém gì với sự trang hoàng nhà cửa bằng những trái bí và thân cây ngô vào mùa Tạ Ơn! Không hơn kém gì với sự cấm hoa trên những phần mộ vào Ngày Memorial! Chắc chắn rằng Đức Chúa Trời không bằng lòng nếu chúng ta để ý đến những vẽ đẹp thiên nhiên của Ngài.

[Lời ghi chú của Tiến sĩ Hymers: nói rằng cây Nô-en đến từ người Cải Cách Tin Lành Martin Luther thấy sao sáng qua những cành lá cây thông, mà ông đem vào nhà và trang hoàng bằng đèn cầy, để nhắc nhở ông về ngôi sao mà chỉ chổ Chúa Giê-su sanh ra. Nếu truyền thuyết có thật, thì cây Nô-en là bắt nguồn từ Tin Lành.]

Tôi yêu thích Giáng Sinh và trang hoàng Giáng Sinh, và tôi không nghĩ họ là sai trái. Họ chỉ là sự biểu lộ về sự vui mừng trong tâm của tôi khi tôi nghĩ đến Đức Chúa Trời trở nên thành người, làm sao Đấng Tạo Hoá trở nên hài nhi, làm sao “Ngài vố giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu” (2 Cô-rinh-tô 8:9).

V. Thứ năm, họ chống đối Giáng Sinh bởi vì sự vui chơi trần tục và không theo đạo vào những ngày lễ.

Thật là có nhiều người không tôn trọng Chúa Giê-su Christ vào mùa Giáng Sinh. Tôi nghĩ họ phạm tội lớn. Đôi khi người ta nói dối ngờ nghệch về ông già Santa Claus và lửa dối những trẻ em bằng truyền thuyết ngoại đạo, khi họ nên nói về Chúa Giê-su yêu dấu. Tôi cho đó là độc hại. Nói dối luôn luôn là sai và luôn luôn đáng ghét đối với Đức Chúa Trời. Sự lừa dối là cách hèn hạ nhất có thể làm để tôn kính sự sanh ra của Chúa Giê-su. Tất nhiên là để lừa gạt con nít bằng sự nói dối về ông già Santa Claus là tội lỗi. Không Cơ-đốc Nhân nào nên bỏ qua nó. Vâng, người ta thường không tôn kính Chúa vào Giáng Sinh. Tôi xin lỗi nhưng mà họ thật như vậy. Tôi hy vọng không có Cơ-Đốc Nhân nào nghe bài giảng nầy sẽ làm đau lòng Chúa bằng những tội lỗi đó.

Nhưng chúng ta không nên giao Giáng Sinh qua cho Sa-tăn và những người độc ác bởi vì có những người phạm tội vào Giáng Sinh. Chúng ta có nên bỏ Chúa Nhật (Sunday) bởi vì ngày đó thường bị lạm dụng? Có nhiều sự say rượu vào ngày Chúa Nhật hơn những ngày khác trong tuần. Có nhiều sự vui chơi. Những Cơ-đốc Nhân có nên vì thế mà bỏ ngày Chúa Nhật và tính nó như là ngày của Ma-quỉ không? Chắc chắn là không! Có rất nhiều người giảng dạy rằng rằng sự báp-tem là nhu cầu cho sự cứu rỗi. Họ tôn trọng về nước hơn là Huyết của Đấng Christ. Đó là sai. Nhưng như vậy, chúng ta nên, vì thế mà, không tuân phục Chúa Giê-su Christ về sự báp-tem bởi vì một số người nhấn mạnh về nó quá và dạy học thuyết sai về nó sao? Chắc chắn là không!

Sự trở lại lần thứ hai của Đấng Christ bị lạm dụng và bị xuyên tạc quá mức chung với những học thuyết khác. Những giáo phái sai lầm xuyên tạc học thuyết về sự trở lại của Đấng Christ. Con người định ngày giờ. Những người còn lại như chúng ta có nên, rồi, lờ đi học thuyết về sự trở lại lần thứ nhi sắp đến nơi mà Kinh Thánh trình bày rõ ràng chỉ vì học thuyết đã bị lạm dụng? Chắc chắn là không?

Và chúng ta không nên lờ đi học thuyết Kinh Thánh về cảm xúc chân thành của Thánh Linh chỉ vì nhiều người liên tưởng nó với sự nói tiếng lạ và với sự hoàn hảo vô tội.

Cùng chung cách đó, chúng ta sẽ rất khờ dại nếu chúng ta chuyển Giáng Sinh qua cho Sa-tăn và người trần tục. Nếu thế gian có những tiệc Giáng Sinh điên cuồng, hãy để chúng ta làm ngày đó thành ra một ngày có tình yêu thương Cơ-đốc Nhân và sư thông công, và một ngày để vinh hiển Đấng Christ!

Những người khác có làm sự tặng quà ra hình thức mà thôi không? Thôi, nó không cần thiết cho Cơ-đốc Nhân. Cơ-đốc Nhân có thể tặng quà mà thật sự bày tỏ tình yêu thương.

Có phải là sai khi chúng ta có một ngày vui mừng? Nó có phải là sai khi có buổi ăn Giáng Sinh thân mật và chia phần còn lại cho những người khác không? Không, thực mà! Khi tàn dư của Do Thái trở về lại nước từ sự giam cầm ở Ba-by-lôn, ở dưới thời Nê-hê-mi, luật pháp được đọc và giải thích, và dân sự khóc. Nhưng nó là thời gian để vui mừng hơn là than khóc, cho nên Nê-hê-mi nói:

“Ngày nay là thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi; chớ để tang, cũng đừng khóc lóc, vì cả dân sự đều khóc khi nghe đọc các lời luật pháp. Nê-hê-mi nói với chúng rằng: Hãy đi ăn vật gì béo, uống đồ gì ngọt, và hãy gởi phần cho những người không có sắm sửa gì hết; vì ngày nay là thánh, biệt riêng ra cho Chúa của chúng ta. Chớ buồn thảm, vì sự vui vẽ của Đức-Giê-Hô-va là sức lực của các ngươi” (Nê-hê-mi 8:9-10).

Rồi câu 12 nói:

“Cả dân sự bèn đi đặng ăn và uống, gởi cho những phần, cùng vui vẽ lắm; vì chúng có hiểu các lời người ta đã truyền dạy cho mình” (Nê-hê-mi 8:12).

Bởi chưng những người Do Thái đó tôn kình Đức Chúa Trời bằng cách có một ngày vui mừng và ăn uống và gởi phần cho người khác bởi vì sự thờ phượng Đức Chúa Trời đã được hoàn lại, rồi Cơ-đốc Nhân ngày nay là đúng khi có một ngày vui mừng hơn sự sanh ra của Chúa Cứu Chuộc Giê-su Christ!

Vâng, tôi yêu Giáng Sinh! Tôi có cảm giác gần gủi với Chúa vào mùa Giáng Sinh. Tôi yêu thích Lời của Chúa vào Giáng Sinh. Tôi thúc giục tôi nhân để chấp nhận món quà Giáng Sinh lớn của Đức Chúa Trời là Chúa Giê-su vào mùa Giáng Sinh.

Vậy, hãy để chúng ta có một mùa Giáng Sinh vui vẻ, và đặt Đấng Christ tôi cao trong ngày nầy mà chúng ta nhớ trong sự tôn kính sự sanh ra của Ngài!


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Bác sĩ Kreighton L. Chan: Ma-thi-ơ 2:1-12.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Giê-su, Hài Nhi Giê-su ‘Jesus, Baby Jesus’” (bởi Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980).


DÀN BÀI CỦA

TÔI THÍCH GIÁNG SINH –
PHỎNG THEO TIẾN SĨ JOHN R. RICE

I LOVE CHRISTMAS – ADAPTED FROM DR. JOHN R. RICE

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Khi vào đến nhà, thấy con trẻ cùng Ma-ri, mẹ Ngài, thì sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài; rồi bày của quí ra, dâng cho Ngài những lễ vật, là vàng, nhũ hương, và một dược” (Ma-thi-ơ 2:11).

I.    Thứ nhất, họ nói rằng Lễ Giáng Sinh không phải là ngày sinh nhật của
Đấng Christ.

II.   Thứ hai, họ nói rằng Giáng Sinh chỉ có nghĩa là “Lễ Mét của Đấng Christ ‘Christ’s Mass’” là ngày lễ của Công Giáo đối vời nhiều người.

III.  Thứ ba, họ nói rằng Giáng Sinh trước kia là ngày lễ ngoại đạo.

IV.  Thứ tư, họ nói rằng cây Nô-en và sự trang hoàng là kinh tởm,
2 Cô-rinh-tô 8:9.

V.   Thứ năm, họ chống đối Giáng Sinh bởi vì sự vui chơi trần tục và
không theo đạo vào những ngày lễ, Nê-hê-mi 8:9-10,12.